Có tiến hành thanh tra lại trong trường hợp vi phạm về thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra không?
Có tiến hành thanh tra lại trong trường hợp có vi phạm về thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra không?
Theo căn cứ tại khoản 1 Điều 56 Luật Thanh tra 2022 có quy định về căn cứ tiến hành thanh tra lại như sau:
Thanh tra lại
1. Việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra;
b) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra;
c) Nội dung trong kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra;
d) Người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
đ) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra nhưng chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
2. Thời hiệu thanh tra lại là 02 năm kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra.
3. Kết luận thanh tra lại phải có các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Luật này và phải xác định rõ trách nhiệm của cơ quan thanh tra, người tiến hành thanh tra của cuộc thanh tra trước đó.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra;
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra;
- Nội dung trong kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra;
- Người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
- Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra nhưng chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
Có tiến hành thanh tra lại trong trường hợp vi phạm về thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra không? (hình từ internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định thanh tra lại?
Theo Điều 18 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền thanh tra lại
1. Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2. Chánh Thanh tra Bộ quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục và tương đương, của cơ quan khác thuộc bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; vụ việc đã có kết luận của Thanh tra sở thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
3. Chánh Thanh tra tỉnh quyết định thanh tra lại vụ việc thanh tra hành chính đã có kết luận của Thanh tra sở, Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện) khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Như vậy, các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thanh tra lại bao gồm Tổng Thanh tra Chính, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra tỉnh.
Trong đó:
- Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra lại vụ việc vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Chánh Thanh tra Bộ quyết định thanh tra lại đối với:
+ Vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục và tương đương, của cơ quan khác thuộc bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
+ Vụ việc đã có kết luận của Thanh tra sở thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Chánh Thanh tra tỉnh quyết định thanh tra lại vụ việc thanh tra hành chính đã có kết luận của Thanh tra sở, Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện) khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Trình tự, thủ tục thực hiện thanh tra lại được quy định như thế nào?
Theo Điều 21 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thanh tra lại như sau:
- Ban hành quyết định thanh tra;
- Công bố quyết định thanh tra;
- Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo;
- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
- Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu;
- Báo cáo kết quả thanh tra;
- Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;
- Ban hành kết luận thanh tra;
- Công khai kết luận thanh tra.
Nội dung của kết luận thanh tra lại bao gồm những nội dung gì?
Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 43/2023/NĐ-CP thì nội dung của kết luận thanh tra lại bao gồm:
- Kết luận về nội dung được thanh tra lại;
- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, việc tuân thủ các quy định của pháp luật về thanh tra đối với cơ quan thanh tra, người tiến hành thanh tra trước đó;
- Xác định rõ tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm; nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật (nếu có);
- Biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả (nếu có) để bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Hạn chế, bất cập của cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật có liên quan và kiến nghị khắc phục (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quy hoạch là gì? Thời kỳ quy hoạch của các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là bao lâu?
- Thân nhân gồm những người nào? Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân đang có người nuôi dưỡng là bao nhiêu?
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở có phải xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu của công đoàn cơ sở không?
- Lịch tính giá điện năng thị trường là gì? Đơn vị nào có trách nhiệm lập lịch tính giá điện năng thị trường cho từng chu kỳ giao dịch?
- Việc lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình có thuộc trình tự quản lý xây dựng công trình không?