Có thực hiện việc khảo nghiệm giống thủy sản nhập khẩu để đưa vào sản xuất kinh doanh hay không?
Có thực hiện việc khảo nghiệm giống thủy sản nhập khẩu để đưa vào sản xuất kinh doanh hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Khảo nghiệm giống thủy sản
1. Giống thủy sản phải được khảo nghiệm trong trường hợp sau đây:
a) Giống thủy sản lần đầu được tạo ra trong nước thông qua việc chọn, lai, thụ tinh hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật khác, trừ giống thủy sản được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
b) Giống thủy sản nhập khẩu để đưa vào sản xuất, kinh doanh chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
...
Theo đó, giống thủy sản nhập khẩu để đưa vào sản xuất kinh doanh chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam thì phải thực hiện việc khảo nghiệm giống thủy sản.
Có thực hiện việc khảo nghiệm giống thủy sản nhập khẩu để đưa vào sản xuất kinh doanh hay không? (Hình từ Internet)
Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản phải đáp ứng tiêu chí nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Khảo nghiệm giống thủy sản
...
2. Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có ít nhất hai nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với loài thủy sản khảo nghiệm;
c) Đáp ứng điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường.
3. Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được tham gia vào hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản theo quy định của pháp luật;
b) Được thanh toán chi phí khảo nghiệm theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm;
c) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả khảo nghiệm giống thủy sản cho bên thứ ba, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
d) Chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm;
đ) Bảo đảm an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình khảo nghiệm;
e) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này; quy định việc đặt tên giống, nội dung, trình tự, thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản.
Theo đó, cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có ít nhất hai nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với loài thủy sản khảo nghiệm;
+ Đáp ứng điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường.
Kiểm định giống thủy sản được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 29 Luật Thủy sản 2017 được quy định như sau:
Kiểm định giống thủy sản
1. Giống thủy sản được kiểm định trong trường hợp sau đây:
a) Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong trường hợp có khiếu nại, tố cáo.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản đủ điều kiện kiểm định giống thủy sản.
3. Cơ sở thực hiện việc kiểm định giống thủy sản có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được tham gia vào hoạt động kiểm định giống thủy sản theo quy định của pháp luật;
b) Được thanh toán chi phí kiểm định theo quy định;
c) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả kiểm định giống thủy sản cho bên thứ ba, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
d) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định;
đ) Bảo đảm an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình kiểm định.
Như vậy, giống thủy sản được kiểm định trong trường hợp sau đây:
+ Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong trường hợp có khiếu nại, tố cáo.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản đủ điều kiện kiểm định giống thủy sản.
- Cơ sở thực hiện việc kiểm định giống thủy sản có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Được tham gia vào hoạt động kiểm định giống thủy sản theo quy định của pháp luật;
+ Được thanh toán chi phí kiểm định theo quy định;
+ Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả kiểm định giống thủy sản cho bên thứ ba, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
+ Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định;
+ Bảo đảm an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình kiểm định.
Cá nhân sản xuất giống thủy sản có quyền gì theo quy định?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Luật Thủy sản 2017 thì cá nhân sản xuất giống thủy sản có quyền sau:
+ Sản xuất giống thủy sản theo nội dung của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản;
+ Được tham gia tập huấn về quy định liên quan đến giống thủy sản;
+ Quảng cáo giống thủy sản theo quy định của pháp luật về quảng cáo;
+ Khiếu nại, tố cáo, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?