Có thực hiện chuyển đổi phòng công chứng sang văn phòng công chứng khi số lượng văn phòng nhiều hơn phòng không?
Chuyển đổi Phòng công chứng nhằm mục đích gì?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2015/NĐ-CP thì việc chuyển đổi Phòng công chứng nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu như sau:
"Điều 3. Mục tiêu, yêu cầu của việc chuyển đổi Phòng công chứng
1. Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng.
2. Bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và công chứng viên, viên chức, người lao động làm việc tại Phòng công chứng được chuyển đổi.
3. Thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, theo đúng quy định của Luật Công chứng, Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bảo đảm tiếp tục duy trì, kế thừa hoạt động của Phòng công chứng được chuyển đổi.
4. Thực hiện theo lộ trình, phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt."
Có thực hiện chuyển đổi phòng công chứng sang văn phòng công chứng khi số lượng văn phòng nhiều hơn phòng không?
Chuyển đổi phòng công chứng sang văn phòng công chứng
Căn cứ Điều 5 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về các trường hợp chuyển đổi Phòng công chứng như sau:
"Điều 5. Các trường hợp chuyển đổi Phòng công chứng
1. Các địa bàn cấp huyện đã thành lập đủ số tổ chức hành nghề công chứng theo Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và số lượng Văn phòng công chứng nhiều hơn số lượng Phòng công chứng.
2. Các địa bàn cấp huyện chưa thành lập đủ số tổ chức hành nghề công chứng theo Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhưng có ít nhất 02 Văn phòng công chứng đã hoạt động ổn định từ 02 năm trở lên, kể từ ngày đăng ký hoạt động."
Như vậy, địa bàn cấp huyện đã đủ số lượng tổ chức hành nghề và số lượng Văn phòng công chứng nhiều hơn số lượng Phòng công chứng thì sẽ thuộc trường hợp chuyển đổi phòng công chứng sang văn phòng công chứng.
Chuyển đổi Phòng công chứng phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc chuyển đổi Phòng công chứng như sau:
"Điều 4. Nguyên tắc chuyển đổi Phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng được thành lập từ việc chuyển đổi Phòng công chứng phải kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và tiếp nhận toàn bộ hồ sơ công chứng của Phòng công chứng đó.
2. Bảo đảm chế độ, chính sách đối với công chứng viên, viên chức, người lao động sau khi Phòng công chứng chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật về viên chức và pháp luật về lao động.
3. Văn phòng công chứng được thành lập từ việc chuyển đổi Phòng công chứng phải ký hợp đồng lao động với công chứng viên, viên chức, người lao động của Phòng công chứng đó, trừ trường hợp những người này không có nhu cầu tiếp tục làm việc tại Văn phòng công chứng. Nội dung, thời hạn, điều kiện hợp đồng được thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
4. Bảo đảm tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước đang do Phòng công chứng quản lý, sử dụng được xử lý theo đúng quy định của pháp luật, không bị thất thoát trong quá trình chuyển đổi."
Chuyển đổi Phòng công chứng theo phương thức nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về phương thức chuyển đổi Phòng công chứng như sau:
"Điều 8. Phương thức chuyển đổi Phòng công chứng
1. Quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng được chuyển giao cho chính các công chứng viên đang làm việc tại Phòng công chứng theo giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Các công chứng viên của Phòng công chứng dự kiến chuyển đổi đều có quyền tham gia nhận chuyển đổi Phòng công chứng. Trưởng Phòng công chứng có trách nhiệm tập hợp danh sách công chứng viên của Phòng công chứng có nhu cầu nhận chuyển đổi Phòng công chứng gửi Sở Tư pháp để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
2. Quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng được tổ chức đấu giá trong trường hợp có giá trị lớn và có nhiều công chứng viên khác đang hành nghề trên địa bàn đủ điều kiện tham gia đấu giá quyền nhận chuyển đổi theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này có văn bản đề nghị được tham gia đấu giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng. Trong trường hợp này, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Tài chính có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập Hội đồng đấu giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng.
Trường hợp các công chứng viên tham gia đấu giá trả giá ngang nhau thì các công chứng viên đang làm việc tại Phòng công chứng được chuyển đổi được ưu tiên trúng đấu giá; trường hợp có nhiều hồ sơ của các công chứng viên đang làm việc tại Phòng công chứng được chuyển đổi cùng trả giá cao nhất hoặc các công chứng viên không làm việc tại Phòng công chứng được chuyển đổi cùng trả giá cao nhất thì Hội đồng đấu giá tổ chức bốc thăm để chọn ra người trúng đấu giá."
Viên chức tại Phòng công chứng bị chuyển đổi có được tiếp tục ký hợp đồng không?
Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan nào? Phòng công chứng chỉ được thành lập khi nào?
Phòng công chứng quy định về cơ sở dữ liệu công chứng bao gồm những gì? Thời gian Phòng công chứng lưu trữ bản chính các văn bản trong hồ sơ bao lâu?
Phòng công chứng sẽ phải thực hiện những gì khi cơ quan Nhà nước yêu cầu cung cấp hồ sơ liên quan đến việc đã công chứng?
Việc thành lập Phòng công chứng được thực hiện dựa trên căn cứ gì? Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu khi nào?
Trưởng phòng công chứng của phòng công chứng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm đúng không?
Công chứng viên làm việc tại Phòng công chứng có được ký hợp đồng sau khi chuyển đổi Phòng công chứng không?
Trưởng phòng công chứng có bắt buộc là công chứng viên không? Ai có quyền bổ nhiệm Trưởng phòng công chứng?
Khi không cần thiết duy trì nữa thì Phòng công chứng được chuyển đổi thành đơn vị nào theo quy định?
Phòng công chứng có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng hay không? Phòng công chứng thanh toán xong các khoản nợ là đã có thể giải thể phải không?
Phòng công chứng chỉ được giải thể khi thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận đúng không?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?