Có thể xin cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh về y học cổ truyền và phục hồi chức năng cùng lúc hay không?

Có thể xin cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh về y học cổ truyền và phục hồi chức năng cùng lúc hay không? Em tốt nghiệp bằng bác sĩ y học cổ truyền vào tháng 8/2019 sau đó có đi học 6 tháng phục hồi chức năng đến tháng 9/2020 có chứng chỉ phục hồi chức năng. Hiện tại em đã thực hành tại bệnh viện đủ 18 tháng y học cổ truyền và phục hồi chức năng. Người hướng dẫn thực hành là bác sĩ y học cổ truyền, phục hồi chức năng. Vậy sau khi kết thúc quá trình thực hành, em xin cấp chứng chỉ hành nghề và làm y học cổ truyền với phục hồi chức năng luôn được không? Câu hỏi của bạn Thanh Thiện (Bến Tre).

Có thể xin cấp chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền và phục hồi chức năng cùng lúc không?

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh được quy định tại Điều 18 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009, theo đó:

Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam
1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận là lương y;
c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
4. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Điều 25 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 cũng có quy định về chứng chỉ hành nghề như sau:

Chứng chỉ hành nghề
1. Chứng chỉ hành nghề được cấp cho người có đủ điều kiện quy định tại Điều 18 hoặc Điều 19 của Luật này.
2. Chứng chỉ hành nghề được cấp một lần và có giá trị trong phạm vi cả nước.
3. Nội dung của chứng chỉ hành nghề bao gồm:
a) Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú, bằng cấp chuyên môn;
b) Hình thức hành nghề;
c) Phạm vi hoạt động chuyên môn.
...

Theo những quy định trên thì muốn hành nghề bác sỹ y học cổ truyền và phục hồi chức năng thì cần có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về y học cổ truyền và phục hồi chức năng.

Bên cạnh đó thì chứng chỉ hành nghề được cấp một lần và có giá trị trong phạm vi cả nước, cho nên để hành nghề cả hai chuyên môn này thì bắt buộc trong chứng chỉ hành nghề phạm vi hoạt động chuyên môn phải bao gồm cả hai chuyên môn này.

Vì vậy, bạn muốn hành nghề bác sỹ về y học cổ truyền, phục hồi chức năng thì cần đáp ứng đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề cả hai chuyên môn này.

Bạn cần đảm bảo về văn bằng chuyên môn, quá trình thực hành chuyên môn, đủ sức khỏe để hành nghề cũng như không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 18 nêu trên.

Có thể xin cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh về y học cổ truyền và phục hồi chức năng cùng lúc hay không?

Có thể xin cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh về y học cổ truyền và phục hồi chức năng cùng lúc hay không? (Hình từ Internet)

Bác sỹ y học cổ truyền, phục hồi chức năng thì cần quá trình thực hành tại bệnh viện là bao lâu?

Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 có quy định về việc xác nhận quá trình thực hành như sau:

Xác nhận quá trình thực hành
1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sỹ;
b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;
c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên;
d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.
2. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

Theo quy định này thì bác sỹ nói chung sẽ cần trải qua 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh để được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, tương tự như bác sỹ y học cổ truyền, phục hồi chức năng.

Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh cho người Việt Nam bao gồm những giấy tờ gì?

Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 có quy định về hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, trong đó khoản 1 quy định về sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

+ Bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;

+ Văn bản xác nhận quá trình thực hành;

+ Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;

+ Phiếu lý lịch tư pháp;

+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị nơi công tác.

Y học cổ truyền
Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có được cho thuê Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh không?
Pháp luật
Giấy xác nhận thời gian thực hành trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh trong quân đội hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Người bệnh điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh y học cổ truyền có được thăm khám lâm sàng không?
Pháp luật
Cơ sở khám bệnh chữa bệnh y học cổ truyền có phải áp dụng điều trị nội trú ban ngày nếu người bệnh có thể điều trị ngoại trú không?
Pháp luật
Năm 2024, sẽ tước chứng chỉ hành nghề của Bác sĩ khi có hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai đúng không?
Pháp luật
Từ 2024 việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại bệnh viện khác được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Từ 2024, việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các bệnh viện y học cổ truyền bao gồm 03 nội dung nào?
Pháp luật
Chức danh nào có thể chỉ định, thực hiện kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là tổ chức không phải bệnh viện được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Cơ sở khám bệnh chữa bệnh bằng y học cổ truyền có tổ chức chế biến dược liệu cổ truyền triển khai áp dụng tiêu chuẩn như thế nào?
Pháp luật
Năm 2024 có quy định mới về việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Y học cổ truyền
1,937 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Y học cổ truyền Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Y học cổ truyền Xem toàn bộ văn bản về Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào