Có thể thực hiện giao dịch điện tử giữa Kho bạc Nhà nước với các cơ quan khác trong hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước không?
Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 165/2018/NĐ-CP, giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính nói chung được quy định như sau:
"1. Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính” là giao dịch điện tử giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các loại hoạt động nghiệp vụ: ngân sách nhà nước, ngân quỹ nhà nước, thuế, phí, lệ phí, thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ nhà nước, tài sản công, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã, hải quan, kế toán, quản lý nhà nước về giá, chứng khoán, dịch vụ tài chính, dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán, kinh doanh bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. Việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ này theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
khoản 1 Điều 3 Thông tư 87/2021/TT-BTC"
Có thể thấy, giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước nói riêng và trong hoạt động tài chính nói chung được quy định và hướng dẫn cụ thể theo quy định của pháp luật hiện hành.
Có thể thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước không?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 87/2021/TT-BTC, giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước được quy định như sau:
"1. Giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước là các giao dịch điện tử giữa Kho bạc Nhà nước với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và trong nội bộ hệ thống KBNN trong các hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước : quản lý quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật."
Căn cứ quy định trên, hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước là một trong những hoạt động thuộc nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước được phép thực hiện thông qua giao dịch điện tử giữa Kho bạc Nhà nước và các cơ quan, tổ chức liên quan.
Giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước
Nguyên tắc giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư 87/2021/TT-BTC như sau:
(1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 5 Luật Giao dịch điện tử 2005, Điều 4 Nghị định 165/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, đảm bảo các yêu cầu về quy trình nghiệp vụ, tiêu chuẩn kỹ thuật trong giao dịch điện tử do Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước quy định theo phân cấp.
(2) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã hoàn thành giao dịch bằng phương thức điện tử thì không phải thực hiện giao dịch đó bằng phương thức giao dịch khác và được công nhận đã hoàn thành thủ tục trên Trang thông tin điện tử của Kho bạc Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
(3) KBNN không yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp lại dữ liệu mà KBNN đang quản lý hoặc dữ liệu đó được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ và đáp ứng được yêu cầu, trừ trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu phục vụ cập nhật hoặc sử dụng cho mục đích xác minh, thẩm tra dữ liệu. Trong trường hợp Kho bạc Nhà nước yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp dữ liệu phục vụ cập nhật hoặc sử dụng cho mục đích xác minh, thẩm tra dữ liệu phải đảm bảo theo quy định tại Điều 16 Nghị định 165/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
(4) Chứng từ điện tử trong các hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước phải được ký số bởi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hoặc được xác thực bằng các biện pháp khác theo quy định tại Điều 5 Nghị định 165/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
(5) Việc sử dụng chứng thư so và chữ ký số trong giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Trước khi sử dụng chữ ký số để thực hiện các giao dịch điện tử với Kho bạc Nhà nước , cơ quan, tổ chức phải đăng ký chữ ký số của các cá nhân liên quan thuộc cơ quan, tổ chức cho Kho bạc Nhà nước .
(6) Các giao dịch thanh toán điện tử giữa Kho bạc Nhà nước với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các giao dịch thanh toán điện tử của Kho bạc Nhà nước qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các giao dịch điện tử về thanh toán song phương điện tử và tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước với các ngân hàng thương mại được thực hiện theo thỏa thuận giữa Kho bạc Nhà nước với từng hệ thống ngân hàng thương mại, phù hợp với quy định của pháp luật.
(7) Ngoài Cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của Kho bạc Nhà nước , Kho bạc Nhà nước được tham gia các hệ thống thông tin do cơ quan, tổ chức khác chủ quản hoặc sử dụng các phương tiện điện tử khác để thực hiện giao dịch trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước . Trường hợp Kho bạc Nhà nước tham gia hệ thống thông tin do cơ quan, tổ chức khác chủ quản, thì giao dịch điện tử giữa Kho bạc Nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan qua hệ thống thông tin đó được thực hiện theo quy định của chủ quản hệ thống thông tin, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật,
Như vậy, giao dịch điện tử được phép thực hiện đối với hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước theo quy định pháp luật hiện hành. Nguyên tắc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước thông qua giao dịch điện tử được quy định cụ thể tại Thông tư 87/2021/TT-BTC nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?