Có thể thực hiện bảo lãnh tiền thuế điện tử theo các hình thức nào theo quy định hiện nay? Trình tự phát hành bảo lãnh tiền thuế điện tử ra sao?
Bảo lãnh tiền thuế điện tử là gì?
Căn cứ Điều 1 Thông tư 184/2015/TT-BTC quy định về bảo lãnh tiền thuế điện tử như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định thủ tục về:
a) Kê khai, thu nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh của cơ quan hải quan (sau đây gọi chung là thu nộp tiền thuế); kê khai thu nộp tiền phí, lệ phí và các khoản thu khác của cơ quan quản lý kết nối qua một cửa quốc gia (sau đây gọi chung là “thu nộp tiền phí);
b) Bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng phương thức điện tử (sau đây gọi là bảo lãnh tiền thuế điện tử).
....
Bên cạnh đó, tại Điều 2 Thông tư 184/2015/TT-BTC cũng có giải thích về bảo lãnh tiền thuế điện tử như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Bảo lãnh tiền thuế điện tử”: là hình thức phát hành thư bảo lãnh thuế của ngân hàng bằng phương thức truyền nhận dữ liệu thông điệp bảo lãnh tiền thuế thông qua Cổng thanh toán điện tử hải quan.
2. “Cổng thanh toán điện tử hải quan”: là hệ thống kết nối, trao đổi, đối chiếu và cung cấp thông tin điện tử để phục vụ công tác thu nộp tiền thuế, phí, lệ phí, bảo lãnh thuế điện tử giữa cơ quan hải quan, cơ quan Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng và các cơ quan quản lý thực hiện kết nối qua một cửa quốc gia.
3. “Cổng thông tin một cửa quốc gia”: là hệ thống tích hợp kết nối, trao đổi thông tin điện tử giữa cơ quan hải quan và các cơ quan quản lý thực hiện kết nối một cửa quốc gia để phục vụ cấp phép đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
...
Từ các quy định trên thì bảo lãnh tiền thuế điện tử là bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng phương thức điện tử.
Đây là hình thức phát hành thư bảo lãnh thuế của ngân hàng bằng phương thức truyền nhận dữ liệu thông điệp bảo lãnh tiền thuế thông qua Cổng thanh toán điện tử hải quan.
Có thể thực hiện bảo lãnh tiền thuế điện tử theo các hình thức nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Thông tư 184/2015/TT-BTC quy định về hình thức thực hiện bảo lãnh tiền thuế điện tử như sau:
Trình tự thực hiện bảo lãnh thuế bằng phương thức điện tử
1. Quy định về hình thức, điều kiện, thủ tục bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 43 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
...
Dẫn chiếu Điều 43 Thông tư 38/2015./TT-BTC quy định về bảo lãnh số tiền thuế phải nộp như sau:
Bảo lãnh số tiền thuế phải nộp
1. Việc bảo lãnh số tiền thuế phải nộp được thực hiện theo một trong hai hình thức: bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung.
a) Bảo lãnh riêng là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho một tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp đã được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và tiền chậm nộp (nếu có) thì tổ chức nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay người nộp thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13; khoản 2 Điều 114 Luật Quản lý thuế;
b) Bảo lãnh chung là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho hai tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trở lên tại một hoặc nhiều Chi cục Hải quan. Bảo lãnh chung được trừ lùi, được khôi phục mức bảo lãnh tương ứng với số tiền thuế đã nộp.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh đối với từng tờ khai mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu có), thì tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay người nộp thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13; khoản 2 Điều 114 Luật Quản lý thuế.
....
Theo đó, có thể thực hiện bảo lãnh tiền thuế điện tử theo hai hình thức là bảo lãnh riêng và bảo lãnh chung, cụ thể như sau:
- Bảo lãnh riêng là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho một tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp đã được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và tiền chậm nộp (nếu có) thì tổ chức nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay người nộp thuế.
- Bảo lãnh chung là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho hai tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trở lên tại một hoặc nhiều Chi cục Hải quan. Bảo lãnh chung được trừ lùi, được khôi phục mức bảo lãnh tương ứng với số tiền thuế đã nộp.
Có thể thực hiện bảo lãnh tiền thuế điện tử theo các hình thức nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Khi chấp nhận phát hành bảo lãnh tiền thuế điện tử cho khách hàng thì ngân hàng thương mại cần thực hiện thủ tục như thế nào?
Căn cứ khoàn 3 Điều 22 Thông tư 184/2015/TT-BTC thì trường hợp chấp nhận phát hành bảo lãnh tiền thuế điện tử cho người nộp thuế, ngân hàng thương mại thực hiện các bước như sau:
- Chuyển thông tin bảo lãnh tiền thuế điện tử theo đúng định dạng thống nhất qua Cổng thanh toán điện tử hải quan.
Trường hợp thông tin thư bảo lãnh thuế truyền không phù hợp định dạng, hệ thống từ chối cập nhật thông tin bảo lãnh thuế;
- Cấp cho người nộp thuế bảng kê nội dung thông tin bảo lãnh đảm bảo đầy đủ, chính xác các chỉ tiêu thông tin được ghi trên Thư bảo lãnh thuế để người nộp thuế khai báo các chỉ tiêu thông tin liên quan đến bảo lãnh thuế trên hệ thống thông quan điện tử tự động;
- Mã của ngân hàng thương mại sử dụng để cập nhật vào hệ thống KTTT và khai báo tại hệ thống thông quan điện tử: là mã nơi phát hành thư bảo lãnh thuộc bộ mã do Ngân hàng Nhà nước cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?