Có thể tham gia Đoàn Thanh tra khi có cổ phần trong doanh nghiệp là đối tượng thanh tra hay không?
- Có thể tham gia Đoàn Thanh tra khi có cổ phần trong doanh nghiệp là đối tượng thanh tra hay không?
- Đoàn thanh tra tiếp tục thanh tra theo kế hoạch tiến hành thanh tra đã phê duyệt trong trường hợp phát hiện vụ việc thanh tra có dấu hiệu tội phạm không?
- Trưởng đoàn thanh tra có phải thông báo cho đối tượng thanh tra biết khi kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp tại nơi được thanh tra không?
Có thể tham gia Đoàn Thanh tra khi có cổ phần trong doanh nghiệp là đối tượng thanh tra hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 43/2023/NĐ-CP có quy định chi tiết về các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra như sau:
Các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được tham gia Đoàn thanh tra:
a) Người góp vốn vào doanh nghiệp, có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, con, anh, chị, em ruột là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách công tác tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra;
c) Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Người bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích.
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này;
b) Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, người có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra thuộc trường hợp không thể tham gia Đoàn Thanh tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Có thể tham gia Đoàn Thanh tra khi có cổ phần trong doanh nghiệp là đối tượng thanh tra hay không? (Hình từ Internet).
Đoàn thanh tra tiếp tục thanh tra theo kế hoạch tiến hành thanh tra đã phê duyệt trong trường hợp phát hiện vụ việc thanh tra có dấu hiệu tội phạm không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 68 Luật Thanh tra 2022 có quy định về xử lý vi phạm trong quá trình tiến hành thanh tra như sau:
Xử lý vi phạm trong quá trình tiến hành thanh tra
...
3. Trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo để người ra quyết định thanh tra chuyển ngay hồ sơ vụ việc, tài liệu có liên quan cùng với văn bản kiến nghị khởi tố cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp biết.
Đoàn thanh tra tiếp tục thanh tra theo kế hoạch tiến hành thanh tra đã phê duyệt; người ra quyết định thanh tra ban hành kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.
Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thanh tra về kết quả giải quyết vụ việc; trường hợp hết thời hạn xem xét giải quyết kiến nghị khởi tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự mà cơ quan thanh tra đã kiến nghị khởi tố không nhận được thông báo bằng văn bản hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết thì trao đổi với cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để làm rõ lý do, nếu vẫn không đồng ý thì kiến nghị với cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân cấp trên xem xét, giải quyết và báo cáo cơ quan thanh tra cấp trên.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, trong trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo để người ra quyết định thanh tra chuyển ngay hồ sơ vụ việc, tài liệu có liên quan cùng với văn bản kiến nghị khởi tố cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp biết.
Theo đó, Đoàn thanh tra tiếp tục thanh tra theo kế hoạch tiến hành thanh tra đã phê duyệt và người ra quyết định thanh tra ban hành kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.
Trưởng đoàn thanh tra có phải thông báo cho đối tượng thanh tra biết khi kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp tại nơi được thanh tra không?
Căn cứ theo Điều 72 Luật Thanh tra 2022 có quy định về trách nhiệm của trưởng đoàn thanh tra khi kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp như sau:
Kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp
Khi kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp tại nơi được thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định thanh tra và thông báo bằng văn bản cho đối tượng thanh tra biết; trường hợp cần thiết thì tổ chức buổi làm việc với đối tượng thanh tra để thông báo kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp.
Như vậy, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo cho đối tượng thanh tra biết khi kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp tại nơi được thanh tra.
Trường hợp cần thiết thì tổ chức buổi làm việc với đối tượng thanh tra để thông báo kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?