Có thể sử dụng thông tin trong hồ sơ địa chính bằng cách nào? Văn phòng đăng ký đất đai chủ trì việc bàn giao hồ sơ địa chính cho ai?
Có thể sử dụng thông tin trong hồ sơ địa chính bằng cách nào?
Căn cứ theo Điều 27 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về khai thác, sử dụng hồ sơ địa chính như sau:
Khai thác, sử dụng hồ sơ địa chính
Việc khai thác và sử dụng thông tin từ hồ sơ địa chính được thực hiện theo các hình thức sau:
1. Trực tuyến trên Cổng thông tin đất đai quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh; qua dịch vụ tin nhắn theo hình thức điện tử hoặc các dịch vụ khác từ cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định của pháp luật.
2. Trực tiếp tại cơ quan lưu trữ hồ sơ địa chính theo quy định tại Thông tư này.
3. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể sử dụng thông tin trong hồ sơ địa chính bằng cách:
(1) Trực tuyến trên Cổng thông tin đất đai quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh; qua dịch vụ tin nhắn theo hình thức điện tử;
(2) Trực tiếp tại cơ quan lưu trữ hồ sơ địa chính.
Có thể sử dụng thông tin trong hồ sơ địa chính bằng cách nào? (hình từ internet)
Văn phòng đăng ký đất đai chủ trì việc bàn giao hồ sơ địa chính cho ai?
Căn cứ theo Điều 26 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định như sau:
Bàn giao hồ sơ địa chính
...
3. Cơ quan chủ trì bàn giao hồ sơ địa chính quy định như sau:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì việc bàn giao hồ sơ địa chính giữa đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ địa chính với Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; giữa các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trong trường hợp có điều chuyển, sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính cấp huyện;
b) Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì việc bàn giao hồ sơ địa chính cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai; giữa các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai;
c) Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì việc bàn giao bản sao hồ sơ địa chính giữa Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Ủy ban nhân dân cấp xã; giữa các đơn vị hành chính cấp xã do điều chuyển, sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã thuộc cùng một đơn vị hành chính cấp huyện;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chủ trì bàn giao bản sao hồ sơ địa chính khi thay đổi công chức địa chính cấp xã.
Như vậy, văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì việc bàn giao hồ sơ địa chính cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai; giữa các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Nội dung kiểm tra, giám sát hồ sơ địa chính bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 28 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về kiểm tra, giám sát hồ sơ địa chính như sau:
Kiểm tra, giám sát hồ sơ địa chính
1. Kiểm tra, giám sát hồ sơ địa chính là việc xem xét, đánh giá việc lập, chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính dựa trên các quy định của Thông tư này.
2. Việc kiểm tra, giám sát hồ sơ địa chính được thực hiện hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát đối với việc chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính do Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện.
4. Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát đối với việc chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện.
5. Nội dung kiểm tra, giám sát hồ sơ địa chính bao gồm:
a) Kiểm tra, giám sát việc lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý sổ địa chính;
b) Kiểm tra, giám sát tính thống nhất của các thông tin giữa các thành phần của hồ sơ địa chính;
c) Kiểm tra, giám sát tính đầy đủ nội dung thông tin của thửa đất, đối tượng địa lý hình tuyến, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Thông tư này;
d) Nội dung kiểm tra, giám sát việc lập bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai thực hiện theo quy định về đo đạc lập bản đồ địa chính;
đ) Kiểm tra, giám sát việc quản lý, bảo quản và lưu trữ hồ sơ địa chính.
Như vậy, nội dung kiểm tra, giám sát hồ sơ địa chính bao gồm 05 nội dung chính sau đây:
- Kiểm tra, giám sát việc lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý sổ địa chính;
- Kiểm tra, giám sát tính thống nhất của các thông tin giữa các thành phần của hồ sơ địa chính;
- Kiểm tra, giám sát tính đầy đủ nội dung thông tin của thửa đất, đối tượng địa lý hình tuyến, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Thông tư này;
- Nội dung kiểm tra, giám sát việc lập bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai thực hiện theo quy định về đo đạc lập bản đồ địa chính;
- Kiểm tra, giám sát việc quản lý, bảo quản và lưu trữ hồ sơ địa chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có bắt buộc phải làm thủ tục mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho từng khách hàng khi thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán không?
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu là gì? Quyền và trách nhiệm đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập?
- Câu hỏi trắc nghiệm về ngày 20 11? Câu hỏi Rung chuông vàng 20 11 2024? Câu hỏi trắc nghiệm về Ngày Nhà giáo Việt Nam?
- Người khởi kiện yêu cầu người bị kiện bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính trái pháp luật gây ra thì có phải chịu án phí không?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 116 không đáp ứng một trong các chỉ tiêu chất lượng sẽ bị xử phạt bao nhiêu?