Có thể rút tiền tại cây ATM bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip không? Nếu có thì thực hiện thế nào?
Có thể rút tiền tại cây rút tiền mặt bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip không? Nếu có thì thực hiện thế nào?
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 có giải thích về căn cước công dân như sau:
Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.
Từ quy định này có thể hiểu thẻ căn cước công dân gắn chip là căn cước công dân được gắn thêm một mã QR nằm ở góc trên mặt trước của thẻ và con chip ở mặt sau thẻ.
Trên thực tế, hiện nay đã có một số ngân hàng cho phép người dùng sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip để rút tiền tại các cây rút tiền, cụ thể hiện nay VietinBank, BIDV, Vietcombank, VietCapital Bank đã triển khai hình thức rút tiền tại cây ATM bằng thẻ căn cước công dân.
Dưới đây là quy trình rút tiền tại cây ATM của ngân hàng VietinBank:
Bước 1: Lựa chọn chức năng rút tiền mặt không dùng thẻ tại màn hình của ATM.
Bước 2: Nhấn chọn rút tiền bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip.
Bước 3: Đặt thẻ CCCD lên đầu đọc thẻ và nhìn trực tiếp vào camera giao dịch của máy ATM, nhấn tiếp tục để xác nhận thực hiện thao tác.
Bước 4: Sau khi xác thực thành công, nhập PIN thẻ tương ứng với tài khoản cần rút tiền.
Bước 5: Chọn hoặc nhập số tiền cần rút trên màn hình ATM.
Bước 6: ATM trả tiền & biên lai (nếu có) và kết thúc giao dịch.
Lưu ý: Hiện nay dịch vụ rút tiền thông qua thẻ căn cước công dân tại ngân hàng VietinBank mới áp dụng một số chi nhánh, để biết chính xác chi nhánh áp dụng hình thức rút tiền này, anh có thể truy cập vào website của Vietinbank hoặc liên hệ ngân hàng.
Có thể rút tiền tại cây ATM bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip không? Nếu có thì thực hiện thế nào? (hình từ internet)
Rút tiền bằng thẻ căn cước công dân có gắn chip vào dịp tết có được không?
Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 36/2012/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 20/2016/TT-NHNN quy định như sau:
Quy định về quản lý, vận hành ATM
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải đảm bảo:
1. Thời gian phục vụ khách hàng của hệ thống ATM là 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần. Đối với máy ATM lắp đặt tại những địa điểm khách hàng chỉ có thể tiếp cận ATM trong những thời gian nhất định thì thời gian phục vụ của ATM tùy thuộc vào địa điểm lắp đặt ATM và phải được niêm yết tại nơi đặt ATM cũng như trên trang thông tin điện tử chính thức của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
2. Bố trí lực lượng trực để khắc phục sự cố ATM ngừng hoạt động trong thời gian nhanh nhất có thể. Trường hợp ATM ngừng hoạt động (hoặc dự kiến ngừng hoạt động) quá 24 giờ phải báo cáo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn trong ngày làm việc tiếp theo kể từ khi phát sinh (hoặc dự kiến) ATM ngừng hoạt động quá 24 giờ và có hình thức thích hợp thông báo rộng rãi cho khách hàng.
3. Duy trì hoạt động bộ phận hỗ trợ khách hàng 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần để khách hàng liên hệ được bất cứ lúc nào.
...
Quy định này có nêu, thời gian phục vụ khách hàng của hệ thống ATM là 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần.
Đối với máy ATM lắp đặt tại những địa điểm khách hàng chỉ có thể tiếp cận ATM trong những thời gian nhất định thì thời gian phục vụ của ATM tùy thuộc vào địa điểm lắp đặt ATM và phải được niêm yết tại nơi đặt ATM cũng như trên trang thông tin điện tử chính thức của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Theo quy định trên có thể hiểu cây ATM sẽ hoạt động 24/24 giờ trong ngày, kể cả dịp tết.
Trường hợp xảy ra các sự cố liên quan khi rút tiền tại các cây ATM thì có thể yêu cầu ngân hàng hỗ trợ ngay không?
Tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 36/2012/TT-NHNN quy định như sau:
Quy định về quản lý, vận hành ATM
...
3. Duy trì hoạt động bộ phận hỗ trợ khách hàng 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần để khách hàng liên hệ được bất cứ lúc nào.
...
Theo quy định này thì ngân hàng phải đảm bảo duy trì hoạt động bộ phận hỗ trợ khách hàng 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần để khách hàng liên hệ được bất cứ lúc nào.
Đồng thời theo khoản 6 và khoản 7 Điều này cũng đề cập, ngân hàng có trách nhiệm theo dõi, phát hiện và kịp thời xử lý các giao dịch bị lỗi, đảm bảo xử lý chính xác giao dịch của khách hàng.
Đền bù thiệt hại kịp thời cho khách hàng trong trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để xảy ra lỗi, sai sót hoặc sự cố gây thiệt hại cho khách hàng.
Đồng thời có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý hoặc phối hợp xử lý ngay các yêu cầu tra soát, khiếu nại của khách hàng. Thời hạn tối đa để xử lý tra soát, khiếu nại và trả lời khách hàng đối với giao dịch ATM nội mạng là 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được khiếu nại của khách hàng.
Thời hạn tối đa để xử lý tra soát, khiếu nại và trả lời khách hàng đối với giao dịch ATM ngoại mạng (trừ các giao dịch quốc tế) là 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được khiếu nại của khách hàng.
Như vậy, khi xảy ra các sự cố liên quan khi rút tiền tại các cây ATM thì khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng hỗ trợ ngay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?
- Công ty chứng khoán là thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện nhân sự công nghệ thông tin thế nào?
- Biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đáp ứng những điều kiện nào?
- Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không? Hồ sơ yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận gồm những gì?