Có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với công chức lãnh đạo thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh trong thời gian bị xử lý kỷ luật hay không?
- Có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với công chức lãnh đạo thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh trong thời gian bị xử lý kỷ luật hay không?
- Thời hạn tạm đình chỉ công tác đối với công chức lãnh đạo thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh là bao lâu?
- Trình tự thực hiện việc tạm đình chỉ công tác đối với công chức lãnh đạo được quy định như thế nào?
Có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với công chức lãnh đạo thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh trong thời gian bị xử lý kỷ luật hay không?
Có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với công chức lãnh đạo thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh trong thời gian bị xử lý kỷ luật hay không, thì theo khoản 1 Điều 55 Quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, từ chức, tạm đình chỉ chức vụ, công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng các đơn vị thuộc ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theoQuyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023 (Có hiệu lực ngày 01/10/2023) như sau:
Tạm đình chỉ chức vụ, công tác đối với công chức lãnh đạo
1. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam xem xét, ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ, công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật công chức lãnh đạo, nếu để công chức lãnh đạo đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý. Việc tạm đình chỉ chức vụ, công tác đối với công chức lãnh đạo thực hiện theo quy định tại Điều 81 Luật Cán bộ, công chức.
...
Như vậy, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với công chức lãnh đạo thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh trong thời gian bị xử lý kỷ luật nếu để công chức lãnh đạo đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý
Trước đây, căn cứ khoản 1 Điều 50 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 438/QĐ-BHXH năm 2019 (Hết hiệu lực ngày 01/10/2023) quy định về tạm đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo như sau:
Tạm đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo.
1. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật công chức lãnh đạo, nếu xét thấy để công chức lãnh đạo đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.Việc tạm đình chỉ công tác đối với công chức lãnh đạo thực hiện theo quy định tại Điều 81 Luật Cán bộ, công chức.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu công chức lãnh đạo bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu công chức lãnh đạo không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.
...
Như vậy, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xử lý kỷ luật công chức lãnh đạo, nếu xét thấy để công chức lãnh đạo đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.
Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có được tạm đình chỉ công tác đối với công chức lãnh đạo thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh trong thời gian bị xử lý kỷ luật hay không? (Hình từ Internet)
Thời hạn tạm đình chỉ công tác đối với công chức lãnh đạo thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh là bao lâu?
Thời hạn tạm đình chỉ công tác đối với công chức lãnh đạo thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh được quy định tại khoản 2 Điều 55 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023 (Có hiệu lực ngày 01/10/2023) như sau:
Tạm đình chỉ chức vụ, công tác đối với công chức lãnh đạo
...
2. Thời hạn tạm đình chỉ chức vụ, công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu công chức lãnh đạo bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ chức vụ, công tác nếu công chức lãnh đạo không bị xử lý kỷ luật thi được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.
...
Như vậy, thời hạn tạm đình chỉ công tác đối với công chức lãnh đạo thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh là không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày.
Trước đây, căn cứ khoản 2 Điều 50 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 438/QĐ-BHXH năm 2019 (Hết hiệu lực ngày 01/10/2023) quy định về tạm đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo như sau:
Tạm đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo.
...
2. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày;nếu công chức lãnh đạo bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu công chức lãnh đạo không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.
3. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, công chức lãnh đạo được hưởng lương, phụ cấp theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.
...
Như vậy, thời hạn tạm đình chỉ công tác đối với công chức lãnh đạo là không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày.
Trình tự thực hiện việc tạm đình chỉ công tác đối với công chức lãnh đạo được quy định như thế nào?
Trình tự thực hiện việc tạm đình chỉ công tác đối với công chức lãnh đạo được quy định khoản 4 Điều 55 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023 (Có hiệu lực ngày 01/10/2023) như sau:
- Thủ trưởng đơn vị có Tờ trình đề nghị kèm các tài liệu có liên quan trình Tổng Giám đốc (qua Vụ Tổ chức cán bộ).
- Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định, báo cáo Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc có văn bản trao đổi ý kiến với Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan BHXH Việt Nam (đối với trường hợp Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị trực thuộc); Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Thành ủy) (đối với trường hợp Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh). Trên cơ sở ý kiến tham gia, báo cáo Ban Cán sự đảng xem xét, quyết nghị. Trường hợp thấy cần thiết, Vụ Tổ chức cán bộ chủ động nắm bắt vụ việc, xin ý kiến Tổng Giám đốc và báo cáo Ban Cán sự đảng xem xét, thống nhất có Nghị quyết. Căn cứ Nghị quyết của Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc ban hành quyết định tạm đình chỉ chức vụ, công tác đối với công chức lãnh đạo.
Trước đây, căn cứ khoản 4 Điều 50 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 438/QĐ-BHXH năm 2019 (Hết hiệu lực ngày 01/10/2023) quy định về tạm đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo như sau:
Tạm đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo.
...
4. Trình tự, thủ tục thực hiện:
- Thủ trưởng đơn vị có văn bản đề nghị kèm các tài liệu có liên quan gửi Tổng Giám đốc.
- Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định, báo cáo Ban Cán sự đảng xem xét, quyết nghị. Trường hợp thấy cần thiết, Vụ Tổ chức cán bộ chủ động nắm bắt vụ việc, xin ý kiến Tổng Giám đốc và báo cáo Ban Cán sự đảng xem xét, thống nhất có Nghị quyết.
- Đối với chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh, Ban Cán sự đảng có văn bản trao đổi ý kiến với Ban Thường vụ Tỉnh ủy (thành ủy).
- Sau khi có ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (thành ủy), Tổng Giám đốc quyết định tạm đình chỉ công tác.
Như vậy, việc tạm đình chỉ công tác đối với công chức lãnh đạo được thực hiện theo trình tự sau đây:
(1) Thủ trưởng đơn vị có văn bản đề nghị kèm các tài liệu có liên quan gửi Tổng Giám đốc.
(2) Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định, báo cáo Ban Cán sự đảng xem xét, quyết nghị.
Trường hợp thấy cần thiết, Vụ Tổ chức cán bộ chủ động nắm bắt vụ việc, xin ý kiến Tổng Giám đốc và báo cáo Ban Cán sự đảng xem xét, thống nhất có Nghị quyết.
(3) Đối với chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, Ban Cán sự đảng có văn bản trao đổi ý kiến với Ban Thường vụ Tỉnh ủy (thành ủy).
(4) Sau khi có ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (thành ủy), Tổng Giám đốc quyết định tạm đình chỉ công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?