Có thể nuôi thả các loài động vật tại khu rừng đặc dụng không? Bảo vệ hệ sinh thái khu rừng đặc dụng được quy định như thế nào?
Có thể nuôi thả các loài động vật tại khu rừng đặc dụng không?
Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng tại khu rừng đặc dụng được quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Bảo vệ rừng đặc dụng
...
2. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
a) Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp; quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng đặc dụng phải được bảo vệ, không thực hiện các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng;
c) Được thả những loài động vật bản địa khỏe mạnh, không có bệnh và đã có phân bố trong khu rừng đặc dụng; số lượng động vật của từng loài thả vào rừng phải phù hợp với vùng sống, nguồn thức ăn của chúng và bảo đảm cân bằng sinh thái của khu rừng;
d) Không thả và nuôi, trồng các loài động vật, thực vật không có phân bố tự nhiên tại khu rừng đặc dụng.
...
Theo đó, có thể thả động vật tại khu rừng đặc dụng, tuy nhiên phải đảm bảo những điều sau đây:
- Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng tại khu rừng phòng hộ theo quy định pháp luật;
- Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng đặc dụng phải được bảo vệ, không thực hiện các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng;
- Được thả những loài động vật bản địa khỏe mạnh, không có bệnh và đã có phân bố trong khu rừng đặc dụng; số lượng động vật của từng loài thả vào rừng phải phù hợp với vùng sống, nguồn thức ăn của chúng và bảo đảm cân bằng sinh thái của khu rừng;
- Không thả và nuôi, trồng các loài động vật, thực vật không có phân bố tự nhiên tại khu rừng đặc dụng.
Có thể nuôi thả các loài động vật tại khu rừng đặc dụng không? Bảo vệ hệ sinh thái khu rừng đặc dụng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng tại khu rừng đặc dụng được quy định như thế nào?
Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng tại khu rừng đặc dụng được quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Bảo vệ rừng đặc dụng
...
2. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
a) Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp; quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
...
Viện dẫn tới Điều 38 Luật Lâm nghiệp 2017, việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng được quy định như sau:
Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
1. Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được lập danh mục để quản lý, bảo vệ.
2. Chính phủ quy định Danh mục và chế độ quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; trình tự, thủ tục khai thác các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và động vật rừng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng tại khu rừng đặc dụng được quy định như sau:
- Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật Lâm nghiệp 2017;
- Quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Bảo vệ hệ sinh thái khu rừng đặc dụng được quy định như thế nào?
Bảo vệ hệ sinh thái rừng đặc dụng được quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Bảo vệ rừng đặc dụng
1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
a) Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Lâm nghiệp;
b) Không tiến hành các hoạt động sau đây trong rừng đặc dụng: các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng; khai thác trái phép tài nguyên sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác; gây ô nhiễm môi trường; mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy trái quy định của pháp luật vào rừng; chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
...
Theo đó, bảo vệ hệ sinh thái khu rừng đặc dụng được quy định như sau:
- Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật Lâm nghiệp 2017;
- Không tiến hành các hoạt động sau đây trong rừng đặc dụng:
+ Các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng;
+ Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác;
+ Gây ô nhiễm môi trường;
+ Mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy trái quy định của pháp luật vào rừng;
+ Chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?