Có thể nhận biết tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh Taura thông qua những triệu chứng lâm sàn nào? Nguyên nhân gây nên bệnh Taura ở tôm thẻ chân trắng là gì?
Nguyên nhân gây nên bệnh Taura ở tôm thẻ chân trắng là gì?
Tôm thẻ chân trắng là loại tôm thuộc họ tôm he. Tôm he là tên gọi chung của các loại tôm thuộc Họ Tôm.
Ngoài tôm thẻ chân trắng thì còn một số lại tôm thuộc họ tôm he như: tôm sú, tôm thẻ trắng Đại Tây Dương, tôm vằn, tôm vỏ đỏ, tôm rảo, tôm he Ấn Độ,...
Theo tiết 4.1.1 tiểu mục 4.1 Mục 4 TCVN 8710-5:2011 về bệnh thủy sản - quy trình chẩn đoán - phần 5: bệnh Taura ở tôm he quy định về tác nhân gây nên bệnh Taura như sau:
"4. Phương pháp chẩn đoán
4.1 Chẩn đoán lâm sàng
4.1.1 Dịch tễ học
Virut gây hội chứng taura (TSV) cảm nhiễm chủ yếu trên các loài tôm thuộc họ Tôm he (Penaeidae):Penaeus vannamei, P. stylirostris, P. monodon, Penaeus chinensis, Penaeus japonicus... Trong số đó tôm Penaeus vannamei là loài nhạy cảm nhất với bệnh taura.
Bệnh gây chết từ 40 % đến 90 % tuỳ theo kích cỡ tôm bệnh.
Phương thức lan truyền bệnh: Bệnh cũng có thể lây lan theo những cá thể nhiễm bệnh mãn tính lan truyền sang con cháu trong quá trình sinh sản hoặc thông qua những sinh vật mang mầm bệnh vào vùng nuôi như: chim Gallus domesticus, ký chủ trung gian dưới nước như Trichocorixa reticulate. và qua nguồn nước có chứa vi rút và qua thức ăn nhiễm bệnh TSV làm thức ăn cho tôm nuôi."
Theo đó, nguyên nhân gây nên bệnh Taura ở tôm thẻ chân trắng là do virut taura (TSV). Bệnh gây chết từ 40 % đến 90 % tuỳ theo kích cỡ tôm bệnh.
Bệnh có thể lây lan theo những cá thể nhiễm bệnh mãn tính lan truyền sang con cháu trong quá trình sinh sản hoặc thông qua những sinh vật mang mầm bệnh vào vùng nuôi như: chim Gallus domesticus, ký chủ trung gian dưới nước như Trichocorixa reticulate. và qua nguồn nước có chứa vi rút và qua thức ăn nhiễm bệnh TSV làm thức ăn cho tôm nuôi.
Nguyên nhân gây nên bệnh Taura ở tôm thẻ chân trắng là gì? (Hình từ Internet)
Có thể nhận biết tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh Taura thông qua những triệu chứng lâm sàn nào?
Theo tiết 4.1.2 tiểu mục 4.1 Mục 4 TCVN 8710-5:2011 về bệnh thủy sản - quy trình chẩn đoán - phần 5: bệnh Taura ở tôm he quy định về triệu chứng lâm sàng ở tôm thẻ chân trắng khi nhiễm bệnh Taura như sau:
"4. Phương pháp chẩn đoán
4.1 Chẩn đoán lâm sàng
...
4.1.2 Triệu chứng lâm sàng
Giai đoạn cảm nhiễm: Chủ yếu giai đoạn giống Poslarvae từ 14 ngày đến 40 ngày tuổi, kích thước khoảng 0,1 g đến 5 g. Tôm lớn hơn vẫn có thể nhiễm bệnh này.
Thời kì ủ bệnh: Giai đoạn này diễn ra trong thời gian ngắn khoảng 2 ngày đến 5 ngày cho đến khi bùng phát bệnh, tôm không thể hiện dấu hiệu bệnh lí ra bên ngoài..
Giai đoạn cấp tính: Kéo dài khoảng 1 ngày đến 10 ngày. Tôm bị bệnh sẽ chuyển màu đỏ nhợt nhạt của biểu mô vỏ, đặc biệt vùng đuôi, chân bơi. Ngoài ra còn có thể có dấu hiệu khác như mềm vỏ, ruột rỗng và thường chết khi lột xác. Tỉ lệ chết tích lũy từ 80 % đến 95 %. Đặc điểm trên các lát cắt mô bệnh học của tầng biểu bì mang, dạ dày, ruột trước, ruột sau, mô liên kết thể hiện các vùng bị hoại tử.
Giai đoạn mãn tính: Những con tôm nhiễm TSV sống sót bắt mồi trở lại bình thường nhưng sẽ mang vi rút suốt đời. Các sắc tố đen trên vỏ ki tin, sau vài lần lột xác sẽ biến mất. Và trở thành vật mang mầm bệnh, nếu là tôm bố mẹ sẽ lan truyền cho thế hệ sau theo trục dọc, hoặc theo trục ngang nếu trở thành mồi ăn thịt cho các cá thể khác.
Từ Tiêu chuẩn nêu trên thì giai đoạn nhiễm bệnh được chia làm 4 giai đoạn, bao gồm: giai đoạn giống; thời kì ủ bệnh; giai đoạn cấp tính và giai đoạn mãn tính.
Ở hai giai đoạn đầu tôm sẽ không có dấu hiệu bệnh lí bên ngoài. Nhưng khi tới giai đoạn cấp tính trong khoản 1 đến 10 ngày tôm bị bệnh sẽ chuyển màu đỏ nhợt nhạt của biểu mô vỏ, đặc biệt vùng đuôi, chân bơi. Ngoài ra còn có thể có dấu hiệu khác như mềm vỏ, ruột rỗng và thường chết khi lột xác.
Nếu những con tôm thẻ chân trắng sống sót qua giai đoạn cấp tính thì sẽ bắt mồi trở lại bình thường nhưng sẽ mang vi rút suốt đời. Các sắc tố đen trên vỏ ki tin, sau vài lần lột xác sẽ biến mất. Và trở thành vật mang mầm bệnh, nếu là tôm bố mẹ sẽ lan truyền cho thế hệ sau theo trục dọc, hoặc theo trục ngang nếu trở thành mồi ăn thịt cho các cá thể khác.
Để kiểm tra tình trạng bệnh ở tôm thẻ chân trắng thì cần phải lấy bao nhiêu cá thể nhiễm bệnh để tính hành chẩn đoán?
Theo tiểu mục 3.3 Mục 3 QCVN 02-34-1:2021/BNNPTNT về Giống tôm nước lợ, tôm biển - Phần 1: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng quy định về lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh ở tôm như sau:
"3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
3.3. Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh
3.3.1. Số lượng mẫu lấy để kiểm tra tác nhân gây bệnh được quy định trong Bảng 4:
3.3.2. Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
Theo QCVN 01- 83: 2011/BNNPTTN, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh động vật - Yêu cầu chung lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển, ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn."
Nếu trong đàn có số lượng các thế nhiễm bệnh dưới 99 cá thể thì phải lấy 20 cá thể, nếu là 249 cá thể trở xuống thì cần phải lấy 23 cá thể để tiến hành kiểm tra.
Người nuôi cần căn cứ theo bảng sổ liệu hướng dẫn được nêu trên để tiến hành lấy số cá thể phù hợp cho việc chẩn đoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tôn giáo có phải là người sử dụng đất? Có chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất do cơ sở tôn giáo sử dụng không?
- Một doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tài trợ vốn tối đa bao nhiêu lần?
- Người nộp thuế lưu ý 04 trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi?
- Cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong những trường hợp nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký gồm những gì?
- Giáo dục phổ thông là gì? Giai đoạn giáo dục cơ bản trong giáo dục phổ thông gồm các cấp học nào?