Có thể mua bán một sản phẩm phần mềm hay không? Phần mềm công cụ có phải là một loại sản phẩm phần mềm?
Có thể mua bán một sản phẩm phần mềm hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.
2. Phần mềm hệ thống là phần mềm dùng để tổ chức và duy trì hoạt động của một hệ thống hoặc một thiết bị số (sau đây gọi chung là thiết bị số). Phần mềm hệ thống có thể tạo môi trường cho các phần mềm ứng dụng làm việc trên đó và luôn ở trạng thái làm việc khi thiết bị số hoạt động.
3. Phần mềm ứng dụng là phần mềm được phát triển và cài đặt trên một môi trường nhất định, nhằm thực hiện những công việc, những tác nghiệp cụ thể.
4. Phần mềm tiện ích là phần mềm nhằm trợ giúp cho người dùng tổ chức, quản lý và duy trì hoạt động của thiết bị số.
...
Theo đó, sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.
Như vậy, một sản phẩm phần mềm có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.
Có thể mua bán một sản phẩm phần mềm hay không? Phần mềm công cụ có phải là một loại sản phẩm phần mềm? (Hình từ Internet)
Phần mềm công cụ có phải là một loại sản phẩm phần mềm không?
Các loại sản phẩm phần mềm được quy định tại Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP như sau:
Hoạt động công nghiệp phần mềm
1. Hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm.
2. Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:
a) Phần mềm hệ thống;
b) Phần mềm ứng dụng;
c) Phần mềm tiện ích;
d) Phần mềm công cụ,
đ) Các phần mềm khác.
3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:
a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
e) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
e) Dịch vụ tích hợp hệ thống;
g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
h) Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
i) Các dịch vụ phần mềm khác.
Theo quy định trên thì các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:
(1) Phần mềm hệ thống;
(2) Phần mềm ứng dụng;
(3) Phần mềm tiện ích;
(4) Phần mềm công cụ;
(5) Các phần mềm khác.
Như vậy, có thể thấy phần mềm công cụ là một trong các loại sản phẩm phần mềm.
Theo đó, tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP có giải thích: Phần mềm công cụ là phần mềm được dùng làm công cụ để cho người phát triển phần mềm sử dụng phát triển các phần mềm khác.
Tổ chức, cá nhân có được thực hiện các hành vi nhằm có được mã nguồn của phần mềm không?
Theo Điều 16 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm như sau:
Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm
Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm phải tuân thủ các quy định tại Điều 15 Nghị định này, các quy định của pháp luật liên quan và các quy định sau:
1. Tổ chức, cá nhân không được thực hiện các hành vi nhằm có được mã nguồn của phần mềm, cấu trúc thiết kế phần mềm, hay các nội dung cơ bản của phần mềm, tài liệu phần mềm khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu phần mềm.
2. Cá nhân được thuê nghiên cứu - phát triển phần mềm hoặc bất cứ cá nhân nào tiếp cận phần mềm đều không được sao chép, sử dụng phần mềm, tài liệu phần mềm, cấu trúc phần mềm, mã nguồn phần mềm hay các nội dung cơ bản của phần mềm mà mình được tiếp cận vào bất cứ mục đích gì khi chưa được sự cho phép của chủ đầu tư nghiên cứu - phát triển phần mềm đó.
Như vậy, tổ chức, cá nhân không được thực hiện các hành vi nhằm có được mã nguồn của phần mềm, cấu trúc thiết kế phần mềm, hay các nội dung cơ bản của phần mềm, tài liệu phần mềm khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu phần mềm.
Bên cạnh đó, cá nhân được thuê nghiên cứu - phát triển phần mềm hoặc bất cứ cá nhân nào tiếp cận phần mềm đều không được sao chép, sử dụng phần mềm, tài liệu phần mềm, cấu trúc phần mềm, mã nguồn phần mềm hay các nội dung cơ bản của phần mềm mà mình được tiếp cận vào bất cứ mục đích gì khi chưa được sự cho phép của chủ đầu tư nghiên cứu - phát triển phần mềm đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị công bố đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo Nghị định 141?
- Điều kiện hoạt động của cơ sở cung cấp hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là gì?
- Khiếu nại về lao động là gì? Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động được quy định thế nào?
- Nhân viên tiếp cận cộng đồng là gì? Nhiệm vụ của nhân viên tiếp cận cộng đồng là gì theo Nghị định 141?
- Bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai có được cấp lại hay không? Ai có thẩm quyền cấp lại bản sao?