Có thể đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu cho người lao động tại một tỉnh khác với nơi kê khai đóng bảo hiểm y tế không?
- Người lao động làm việc tại văn phòng đại diện khác tỉnh với trụ sở chính thì công ty có thể kê khai bảo hiểm y tế cho người này tại nơi có trụ sở chính không?
- Có thể đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu cho người lao động tại một tỉnh khác với nơi kê khai đóng bảo hiểm y tế không?
- Người lao động tham gia bảo hiểm y tế đi khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được hưởng mức thanh toán là bao nhiêu?
Người lao động làm việc tại văn phòng đại diện khác tỉnh với trụ sở chính thì công ty có thể kê khai bảo hiểm y tế cho người này tại nơi có trụ sở chính không?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 888/QĐ-BHXH năm 2018 quy định như sau:
Phương thức đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
...
3. Đóng theo địa bàn
3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.
3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ.
...
Và căn cứ khoản 1 Điều 19 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
Phương thức đóng BHYT theo quy định tại Điều 15 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đối tượng tại Khoản 1 Điều 17: như quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 7.
...
Như vậy, công ty chị có trụ sở ở Hà Nội nhưng có người lao động làm việc tại văn phòng đại diện ở Nghệ An.
Đối chiếu quy định trên thì công ty chị vẫn cần kê khai đóng bảo hiêm xã hội cho người lao động ở Hà Nội.
Đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu cho người lao động (Hình từ Internet)
Có thể đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu cho người lao động tại một tỉnh khác với nơi kê khai đóng bảo hiểm y tế không?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định:
Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã, tuyến huyện
Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Và theo điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định như sau:
Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến tỉnh, tuyến trung ương
1. Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này trong các trường hợp sau đây:
…
b) Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này do Giám đốc Sở Y tế quy định sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Như vậy, có thể đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu cho người lao động tại một tỉnh khác với nơi kê khai đóng bảo hiểm y tế.
Đối chiếu quy định nêu trên thì người lao động công ty chị dù được kê khai đóng bảo hiểm y tế ở Hà Nội nhưng vẫn có thể đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở Nghệ An.
Người lao động tham gia bảo hiểm y tế đi khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được hưởng mức thanh toán là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;
…
e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;
Theo đó, khi người lao động đi khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được thanh toán 80% các chi phí trong danh mục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?