Có thể cùng lúc làm đại lý bảo hiểm cho hai chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hay không?
- Đối với đại lý bảo hiểm thì chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài sẽ có những quyền hạn gì đối với đại lý?
- Có thể cùng lúc làm đại lý bảo hiểm cho hai chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hay không?
- Đại lý bảo hiểm của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài sẽ được hưởng những quyền hạn gì theo quy định hiện nay?
Đối với đại lý bảo hiểm thì chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài sẽ có những quyền hạn gì đối với đại lý?
Căn cứ khoản 1 Điều 128 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về quyền hạn của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đối với đại lý bảo hiểm như sau:
(1) Tổ chức hệ thống đại lý bảo hiểm phù hợp với chiến lược kinh doanh;
(2) Tuyển dụng đại lý bảo hiểm và giao kết hợp đồng đại lý bảo hiểm;
(3) Quyết định mức chi trả hoa hồng đại lý bảo hiểm, thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và quyền lợi khác trong hợp đồng đại lý bảo hiểm không vượt quá mức tối đa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
(4) Nhận và quản lý tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của đại lý bảo hiểm nếu có thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
(5) Yêu cầu đại lý bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm thu được theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
(6) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm, đánh giá chất lượng tư vấn, giới thiệu sản phẩm bảo hiểm của đại lý bảo hiểm và nhân viên trong tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm;
(7) Được hưởng quyền, lợi ích hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm;
(8) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Tải về mẫu hợp đồng đại lý bảo hiểm mới nhất 2023: Tại Đây
Có thể cùng lúc làm đại lý bảo hiểm cho hai chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hay không? (Hình từ Interenet)
Có thể cùng lúc làm đại lý bảo hiểm cho hai chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hay không?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 127 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về nguyên tắc hoạt động của đại lý bảo hiểm như sau:
Nguyên tắc hoạt động của đại lý bảo hiểm
1. Cá nhân không được đồng thời làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác hoạt động trong cùng loại hình bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mà cá nhân đó đang làm đại lý. Cá nhân đang làm đại lý bảo hiểm cho một tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không được đồng thời làm đại lý bảo hiểm cho tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô khác.
2. Tổ chức không được đồng thời làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà tổ chức đó đang làm đại lý.
...
Theo quy định trên thì việc đồng thời làm đại lý bảo hiểm cho cả hai chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài như sau:
(1) Cá nhân không được đồng thời làm đại lý bảo hiểm cho chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác hoạt động trong cùng loại hình bảo hiểm với chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mà cá nhân đó đang làm đại lý.
(2) Tổ chức không được đồng thời làm đại lý bảo hiểm cho chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mà tổ chức đó đang làm đại lý.
Như vậy, pháp luật không cấm việc tổ chức, cá nhân đồng thời làm đại lý bảo hiểm ở cả hai chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cùng lúc.
Tuy nhiên đối với cá nhân thì không được phép làm đại lý bảo hiểm cho chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác hoạt động trong cùng loại hình bảo hiểm với chi nhánh doanh nghiệp mà mình đang làm đại lý. Đối với tổ chức thì cần phải xin phép và được chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chấp thuận bằng văn bản.
Đại lý bảo hiểm của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài sẽ được hưởng những quyền hạn gì theo quy định hiện nay?
Căn cứ khoản 1 Điều 129 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về quyền hạn của đại lý bảo hiểm như sau:
Quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm
1. Đại lý bảo hiểm có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn và giao kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định của pháp luật;
b) Được cung cấp thông tin và điều kiện cần thiết để thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;
c) Hưởng hoa hồng đại lý bảo hiểm, thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
d) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
đ) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, tổ chức, cá nhân khi hoạt động đại lý bảo hiểm hiểm tại chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài sẽ được hưởng một số quyền hạn theo quy định pháp luật nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?