Có thể cung cấp số định danh cá nhân thay cho bản chụp giấy tờ tùy thân trong hồ sơ đăng ký hộ tịch trực tuyến thì không?
- Có thể cung cấp số định danh cá nhân thay cho bản chụp giấy tờ tùy thân trong hồ sơ đăng ký hộ tịch trực tuyến không?
- Mỗi người dân Việt Nam sẽ có bao nhiêu số định danh cá nhân?
- Mã số của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có trùng với mã số định danh cá nhân của họ không?
Có thể cung cấp số định danh cá nhân thay cho bản chụp giấy tờ tùy thân trong hồ sơ đăng ký hộ tịch trực tuyến không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 01/2022/TT-BTP quy định như sau:
Nộp, tiếp nhận, trả kết quả đăng ký hộ tịch trực tuyến
Việc nộp, tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 87/2020/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
...
2. Trường hợp giấy tờ, tài liệu phải gửi kèm theo trong hồ sơ đăng ký hộ tịch trực tuyến đã có bản sao điện tử hoặc đã có bản điện tử giấy tờ hộ tịch thì người yêu cầu được sử dụng các bản điện tử này.
Trường hợp người yêu cầu đã cung cấp số định danh cá nhân thì không phải gửi kèm theo bản chụp giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ chứng minh nơi cư trú trong hồ sơ đăng ký hộ tịch trực tuyến. Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm khai thác, sử dụng thông tin từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên cơ sở số định danh cá nhân do người yêu cầu cung cấp.
...
Như vậy khi người dân đăng ký hộ tịch bằng hình thức trực tuyến thì hồ sơ yêu cầu có bản chụp giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
Tuy nhiên người dân cũng có thể cung cấp số định danh cá nhân thay cho bản chụp giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
Chính vì vậy cũng có thể hiểu số định danh cá nhân có thể thay cho bản chụp giấy tờ tùy thân trong hồ sơ đăng ký hộ tịch trực tuyến.
Tải về mẫu thông báo mã số định danh cá nhân mới nhất 2023: Tại Đây
Số định danh cá nhân (Hình từ Internet)
Mỗi người dân Việt Nam sẽ có bao nhiêu số định danh cá nhân?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 01/2022/TT-BTP quy định như sau:
Tạo lập, cập nhật bản ghi dữ liệu hộ tịch điện tử cá nhân
1. Mỗi cá nhân có một bản ghi dữ liệu hộ tịch điện tử thống nhất và duy nhất trên Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, tương ứng với số định danh cá nhân; tất cả thông tin hộ tịch của cá nhân được đăng ký hoặc có sự thay đổi, điều chỉnh đều được cập nhật, lưu vết vào bản ghi dữ liệu hộ tịch điện tử.
2. Trường hợp bản ghi dữ liệu hộ tịch điện tử cá nhân được thiết lập thông qua việc đăng ký khai sinh mới trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung thì bản ghi dữ liệu hộ tịch điện tử cá nhân được cập nhật tự động.
Trường hợp thiết lập bản ghi dữ liệu hộ tịch điện tử cá nhân thông qua đăng ký các việc hộ tịch khác không phải đăng ký khai sinh hoặc thông qua việc số hóa Sổ hộ tịch theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này, thì công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm sử dụng các chức năng tiện ích trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua số định danh cá nhân, cập nhật thông tin của công dân vào bản ghi dữ liệu hộ tịch điện tử cá nhân. Trường hợp chưa có số định danh cá nhân thì căn cứ vào các thông tin cơ bản của cá nhân như số chứng minh nhân dân, họ, chữ đệm, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, họ, chữ đệm, tên, năm sinh của cha, mẹ để xác định số định danh cá nhân, bảo đảm bản ghi dữ liệu hộ tịch điện tử cá nhân không bị trùng lặp.
3. Sau khi cập nhật bản ghi dữ liệu hộ tịch điện tử cá nhân theo quy định tại Khoản 2 Điều này và nhận được số định danh cá nhân, cơ quan đăng ký hộ tịch căn cứ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thực hiện ghi bổ sung số định danh cá nhân vào mục số định danh cá nhân trong Sổ đăng ký khai sinh. Trường hợp Sổ đăng ký khai sinh trước đây không có mục số định danh cá nhân thì ghi vào cột Ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh, ghi rõ căn cứ: “bổ sung số định danh cá nhân từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử” và thực hiện ký, đóng dấu; đính kèm bản chụp trang Sổ đăng ký khai sinh tương ứng đã có nội dung ghi bổ sung vào bản ghi dữ liệu hộ tịch điện tử của cá nhân trên Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
4. Trường hợp Giấy khai sinh bản chính của công dân được cấp từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng chưa có số định danh cá nhân, công dân có yêu cầu bổ sung thì cơ quan đăng ký hộ tịch căn cứ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hoặc Căn cước công dân hoặc văn bản thông báo số định danh cá nhân được cấp hợp lệ để bổ sung thông tin hộ tịch theo quy định.
Theo quy định trên thì mỗi cá nhân có một bản ghi dữ liệu hộ tịch điện tử thống nhất và duy nhất trên Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, tương ứng với số định danh cá nhân.
Đồng nghĩa với việc là mỗi cá nhân cũng chỉ có duy nhất một số định danh cá nhân.
Mã số của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có trùng với mã số định danh cá nhân của họ không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 20/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Mã số của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là mã số lao động) là mã số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân của người lao động.
Như vậy đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì mã số của họ cũng chính là mã số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân của người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?