Có thể chi bồi dưỡng cho tuyên truyền viên cấp xã khi được mời tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật không?

"Chi thù lao báo cáo viên, tuyên truyền viên, người được mời tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thù lao cộng tác viên, chuyên gia tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật" theo Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP có áp dụng cho tuyên truyền viên cấp xã không? Câu hỏi của anh Phan đến từ Quảng Ninh.

Việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật theo các nguyên tắc nào?

Tại Điều 2 Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP có quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật như sau:

- Kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và được bố trí trong dự toán của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức đoàn thể ở trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

- Ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để triển khai thực hiện một số hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trọng tâm, trọng điểm, bao gồm các hoạt động:

+ Chi tổ chức tập huấn văn bản pháp luật mới, bồi dưỡng kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

b) Xây dựng các chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật đăng trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp

+ Chi cho Tủ sách pháp luật; thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho một số đối tượng đặc thù theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật

+ Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ trọng điểm của các Chương trình, Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ và theo các quy định tại Thông tư liên tịch này.

Có thể chi bồi dưỡng cho tuyên truyền viên cấp xã khi được mời tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật không?

Có thể chi bồi dưỡng cho tuyên truyền viên cấp xã khi được mời tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật không?

Có thể chi bồi dưỡng cho tuyên truyền viên cấp xã khi được mời tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật không?

Theo khoản 10 Điều 4 Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP có ghi nội dung chi như sau:

Nội dung chi
...
10. Chi thù lao cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt; thù lao cộng tác viên, chuyên gia tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Thù lao báo cáo viên cấp huyện, tuyên truyền viên, cộng tác viên thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn và tham gia các đợt phổ biến pháp luật lưu động, hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt

Từ quy định nêu trên thì việc chi bồi dưỡng cho tuyên truyền viên không phân biệt các cấp, cho nên trường hợp này của chị, tuyên truyền viên cấp xã vẫn được hưởng.

Mức hưởng cho tuyên truyền viên cấp xã khi được mời tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật là bao nhiêu?

Cụ thể tại tại Mục 2 Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP có quy định như sau:

Mức hưởng tối đa: 300.000 đồng/Người/buổi (Tuỳ theo trình độ của báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, tính chất nghiệp vụ phức tạp của từng đợt, buổi tuyên truyền, hướng dẫn)

- Thù lao báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù thì mức hưởng được hưởng thêm 20% so với mức thù lao.

Theo hướng dẫn của Mục II Luật Phổ biến giáo dục pháp luật 2012 thì nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng cho các đối tượng đặc thù là:

+ Người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân,

- Người lao động trong các doanh nghiệp,

- Nạn nhân bạo lực gia đình,

- Người khuyết tật,

- Người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc,

- Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo.

Chị xem xét trường hợp của mình để áp dụng hai nội dung chi em nêu trên.

Như vậy trên đây bao gồm 06 đối tượng đặc thù đó là Người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân, người lao động trong các doanh nghiệp, người khuyết tật, người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc và người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo.

Tuyên truyền viên
Phổ biến giáo dục pháp luật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phổ biến, giáo dục pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Pháp luật là gì? Chi tiết các hình thức thực hiện pháp luật? Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật đúng không?
Pháp luật
Thông tin pháp luật nào sẽ được đăng tải lên trang thông tin điện tử của các cơ quan có thẩm quyền?
Pháp luật
4 hình thức thực hiện pháp luật là gì? Cho ví dụ minh họa 4 hình thức thực hiện pháp luật?
Pháp luật
Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý có mấy loại? Vai trò của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?
Pháp luật
Thực hiện pháp luật là gì? Thực hiện pháp luật có những hình thức nào? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Xây dựng là gì?
Pháp luật
Mục đích và yêu cầu của kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hiện nay là gì?
Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân năm 2024 là gì?
Pháp luật
Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật có các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nào?
Pháp luật
Chuyên viên chính về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật cần có trình độ thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tuyên truyền viên
12,804 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tuyên truyền viên Phổ biến giáo dục pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tuyên truyền viên Xem toàn bộ văn bản về Phổ biến giáo dục pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào