Có thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản đối với hành vi gọi điện khủng bố nhằm mục đích đòi nợ hay không?

Có thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản đối với hành vi gọi điện khủng bố nhằm mục đích đòi nợ hay không? Trường hợp các đối tượng gọi điện khủng bố chỉ nhằm mục đích làm nhục người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Câu hỏi của anh Q.B từ Bắc Ninh.

Có thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản đối với hành vi gọi điện khủng bố để đòi nợ hay không?

Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo quy định thì người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cưỡng đoạt tài sản.

Như vậy, đối với hành vi gọi điện khủng bố đến một cá nhân nhằm ép cá nhân đó trả nợ được xem là đe dọa, uy hiếp tinh thần người khác. Theo đó, hành vi gọi điện khủng bố đòi nợ có thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản.

Người thực hiện hành vi gọi điện khủng bổ đòi nợ người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức cao nhất lên đến 20 năm tù.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Có thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản đối với hành vi gọi điện khủng bố nhằm mục đích đòi nợ hay không?

Có thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản đối với hành vi gọi điện khủng bố nhằm mục đích đòi nợ hay không? (Hình từ Internet)

Hành vi gọi điện khủng bố không nhằm mục đích cưỡng đoạt tài sản mà nhằm mục đích xúc phạm người khác thì có bị truy cứu TNHS không?

Đối với hành vi gọi điện khủng bố không nhằm mục đích cưỡng đoạt tài sản mà nhằm mục đích xúc phạm người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), cụ thể như sau:

Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, cá nhân có hành vi gọi điện khủng bố nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Trường hợp nặng nhất, cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự lên đến 05 năm tù.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Người kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh như sau:

Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
...

Bên cạnh đó, tại Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, cá nhân kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 60 triệu tới 80 triệu đồng.

Trường hợp là tổ chức mức phạt sẽ gấp đôi (khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).

Cưỡng đoạt tài sản Tải về quy định liên quan đến Cưỡng đoạt tài sản:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu thì bị xử lý hình sự? Tuổi chịu trách nhiệm hình sự tội cưỡng đoạt tài sản là bao nhiêu?
Pháp luật
Người cưỡng đoạt tài sản của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015?
Pháp luật
Phóng viên uy hiếp các cơ sở kinh doanh để cưỡng đoạt 15 triệu đồng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Nhà báo đã yêu cầu đưa tiền để không viết bài đăng báo khi biết người chưa thực hiện đúng các quy định về quản lý, sử dụng đất thì đi tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Có thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản đối với hành vi gọi điện khủng bố nhằm mục đích đòi nợ hay không?
Pháp luật
Giả danh cảnh sát bắt người vi phạm giao thông đưa tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bắt tạm giam bị can là người đang bị tạm giữ để điều tra về tội Cưỡng đoạt tài sản cần những gì?
Pháp luật
Cưỡng đoạt tài sản là gì? Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Phạm tội cưỡng đoạt tài sản có tổ chức bị phạt tù bao nhiêu năm? Người phạm tội có bị tịch thu tài sản hay không?
Pháp luật
Cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội có bị tăng nặng trách nhiệm hình sự không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cưỡng đoạt tài sản
2,287 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cưỡng đoạt tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cưỡng đoạt tài sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào