Có tạm dừng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước khi đối tượng được kiểm tra có sự thay đổi về tư cách pháp nhân không?
- Cơ quan thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước gồm những cơ quan nào?
- Công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được thực hiện trong trường hợp nào?
- Có tạm dừng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước khi đối tượng được kiểm tra có sự thay đổi về tư cách pháp nhân không?
Cơ quan thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước gồm những cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 82 Luật Tài nguyên nước 2023 về thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước như sau:
Thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước
1. Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước.
2. Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Như vậy, cơ quan thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước gồm những cơ quan sau đây:
- Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường
Có tạm dừng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước khi đối tượng được kiểm tra có sự thay đổi về tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 83 Luật Tài nguyên nước 2023 về kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước như sau:
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước
1. Mục đích của kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra; phát hiện tồn tại, hạn chế để nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước; phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
2. Công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện dấu hiệu vi phạm; không trùng lặp về phạm vi, thời gian với hoạt động thanh tra, kiểm tra cùng lĩnh vực đối với một đơn vị; khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra.
3. Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp có thể gia hạn một lần nhưng thời gian gia hạn không quá 10 ngày.
...
Theo đó, công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được thực hiện thực hiện trong các trường hợp sau:
- Theo kế hoạch hoặc chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
- Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
Lưu ý: Theo Điều 5 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT thì việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ theo pháp luật; dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; kịp thời, chính xác.
- Thực hiện theo kế hoạch kiểm tra; theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện dấu hiệu vi phạm.
- Có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, thời gian và đối tượng với hoạt động thanh tra, kiểm tra cùng lĩnh vực; không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra.
Có tạm dừng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước khi đối tượng được kiểm tra có sự thay đổi về tư cách pháp nhân không?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT quy định về các trường hợp tạm dừng kiểm tra như sau:
Tạm dừng kiểm tra
1. Tạm dừng kiểm tra khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Có sự thay đổi trưởng đoàn hoặc thay đổi từ 02 thành viên của đoàn kiểm tra;
b) Đối tượng được kiểm tra có sự thay đổi về tư cách pháp nhân, người đại diện theo pháp luật và đối tượng được kiểm tra có văn bản đề nghị tạm dừng cuộc kiểm tra; trong trường hợp này, thời hạn tạm dừng cuộc kiểm tra không quá 10 ngày kể từ ngày thông báo tạm dừng cuộc kiểm tra được ban hành.
2. Sau khi báo cáo với người ra quyết định kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra có thông báo đến đối tượng được kiểm tra về việc tạm dừng kiểm tra, hết thời hạn tạm dừng kiểm tra thì hoạt động kiểm tra tiếp tục được thực hiện.
Thông báo tạm dừng kiểm tra theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này và phải được gửi đến đối tượng được kiểm tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thời gian tạm dừng kiểm tra không được tính vào thời hạn kiểm tra.
Như vậy, trường hợp đối tượng được kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước có sự thay đổi về tư cách pháp nhân thì được tạm dừng kiểm tra.
Theo đó, trong trường hợp này, thời hạn tạm dừng cuộc kiểm tra không quá 10 ngày kể từ ngày thông báo tạm dừng cuộc kiểm tra được ban hành, đồng thời, thời gian tạm dừng kiểm tra sẽ không được tính vào thời hạn kiểm tra.
Sau khi báo cáo với người ra quyết định kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra có thông báo đến đối tượng được kiểm tra về việc tạm dừng kiểm tra, hết thời hạn tạm dừng kiểm tra thì hoạt động kiểm tra tiếp tục được thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 trường hợp được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát trước thời hạn? Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát?
- Phụ cấp trách nhiệm là gì? Mức phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức?
- Chi phí bảo trì công trình xây dựng có bao gồm toàn bộ các nội dung chi phí trong thực hiện bảo trì công trình xây dựng không?
- Tổng cục Thuế giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các công việc gì theo quy định của pháp luật?
- Đảng viên ngoại tình có bị khai trừ ra khỏi Đảng không? Đảng viên ly hôn có vi phạm pháp luật không?