Có sử dụng chỉnh hình trong bệnh Arthogryposis đối với trẻ thiểu năng được không? Các bước tiến hành như thế nào?

Cho hỏi có sử dụng chỉnh hình trong bệnh Arthogryposis đối với trẻ thiểu năng được không? Đồng thời quy trình của các bước tiến hành chỉnh hình trong bệnh Arthogryposis thực hiện như thế nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Bảo Thi đến từ Củ Chi.

Sau khi thực hiện chỉnh hình trong bệnh Arthogryposis người bệnh bị tai biến thì xử lý như thế nào?

Chỉnh hình trong bệnh Arthogryposis (viêm dính nhiều khớp bẩm sinh) là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.

Căn cứ theo quy định tại Mục VII Quy trình kỹ thuật Chỉnh hình trong bệnh Arthogryposis (viêm dính nhiều khớp bẩm sinh) ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

CHỈNH HÌNH TRONG BỆNH ARTHOGRYPOSIS (VIÊM DÍNH NHIỀU KHỚP BẨM SINH)
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Chảy máu vết mổ: Băng ép cầm máu hoặc mổ cầm máu.
- Nhiễm trùng: Cắt chỉ tách vết mổ, thay băng hàng ngày, thay kháng sinh, cấy dịch làm kháng sinh đồ, bù dịch điện giải cho người bệnh.
...

Theo đó, quy định trên nói rằng chỉnh hình trong bệnh Arthogryposis phải đề phòng tai biến và có cách xử trí như sau:

- Chảy máu vết mổ: Băng ép cầm máu hoặc mổ cầm máu.

- Nhiễm trùng: Cắt chỉ tách vết mổ, thay băng hàng ngày, thay kháng sinh, cấy dịch làm kháng sinh đồ, bù dịch điện giải cho người bệnh.

Như vậy, cần chú ý với người thực hiện chỉnh hình trong bệnh Arthogryposis, nếu có tai biến xảy ra theo đúng như trên thì có thể thực hiện kịp thời.

Chỉnh hình

Chỉnh hình (Hình từ Internet)

Có sử dụng chỉnh hình trong bệnh Arthogryposis đối với trẻ thiểu năng được không?

Căn cứ theo quy định tại Mục II và Mục III Quy trình kỹ thuật Chỉnh hình trong bệnh Arthogryposis (viêm dính nhiều khớp bẩm sinh) ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

CHỈNH HÌNH TRONG BỆNH ARTHOGRYPOSIS (VIÊM DÍNH NHIỀU KHỚP BẨM SINH)
...
II. CHỈ ĐỊNH
Nguyên nhân không rõ, có thể do thương tổn tế bào sừng trước tủy sống. Trước tiên bị thương tổn cơ vân và hệ thần kinh trung ương, sau đó khớp bị co rút, bao khớp dày lên, xơ hóa lâu ngày sụn khớp và hình dạng khớp bị biến đổi.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Thiểu năng trí tuệ.
- Đa dị tật.
...

Theo đó, chỉnh hình trong bệnh Arthogryposis sẽ được chỉ định trong trường hợp sau:

Nguyên nhân không rõ, có thể do thương tổn tế bào sừng trước tủy sống. Trước tiên bị thương tổn cơ vân và hệ thần kinh trung ương, sau đó khớp bị co rút, bao khớp dày lên, xơ hóa lâu ngày sụn khớp và hình dạng khớp bị biến đổi.

Bên cạnh đó, những bệnh nhân bị bệnh như sau sẽ nằm trong trường hợp chống chỉ định:

- Thiểu năng trí tuệ.

- Đa dị tật.

Người bệnh nào nếu thuộc trường hợp chống chỉ định thì có thể khả năng cao là không được thực hiện chỉnh hình trong bệnh Arthogryposis.

Như vậy, nếu trẻ em bị thiểu năng thì nằm trong trường hợp chống chỉ định tuy nhiên có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để xem xét có thể thực hiện chỉnh hình hay không.

Các bước tiến hành chỉnh hình trong bệnh Arthogryposis thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục V Quy trình kỹ thuật Chỉnh hình trong bệnh Arthogryposis (viêm dính nhiều khớp bẩm sinh) ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

CHỈNH HÌNH TRONG BỆNH ARTHOGRYPOSIS (VIÊM DÍNH NHIỀU KHỚP BẨM SINH)
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Điều trị chỉnh hình
- Ở trẻ sơ sinh, tập thụ động duỗi khớp, tập căng dãn dần bằng nẹp và bằng bột.
- Ở vài người bệnh rất ít chủ động dạng vai song thường khép vai. Tập chủ động và thụ động căng dãn, tập dạng vai. Nếu căng dãn không đủ để tay đưa được lên miệng thì xét mổ đục sửa trục 1/3 trên cánh tay.
- Khuỷu thường bị duỗi cố định. Tập thụ động gấp khuỷu. Nếu khuỷu bị duỗi cứng thẳng cánh tay, cho làm bột chỉnh hình giai đoạn cho đến khi khuỷu gấp được đến 40 đến 50 độ.
- Tập chủ động căng dãn cơ và làm đai nẹp chỉnh hình. Ở trẻ trên 2 tuổi cho mang phương tiện chỉnh hình, tập cho trẻ cố gắng chủ động gấp khuỷu được để cho trẻ có thể đưa tay đến miệng. Người bệnh thường có chức năng chủ động của cơ tam đầu song ít có chức năng của cơ nhị đầu.
- Khi khuỷu không gấp được vì bị quá cứng thì xét mổ làm vận động khớp khuỷu. Chỉ mổ một bên còn tay kia thì để thẳng để khi ngồi trẻ có thể chống tay đứng lên được.
- Có phương pháp làm gấp khuỷu là chuyển cơ ngực to, cơ lưng to.
- Nếu cơ tam đầu còn chức năng thì chuyển ra trước để gấp khuỷu. Chỉ nên mổ một tay.
- Ở cổ tay, thường bị gấp bàn tay và bị nghiêng trụ.
- Ở bàn tay hay thấy nhất là bị gấp các khớp gian đốt gần của ngón tay.
- Thường cử động bàn ngón được ít.
- Thời gian đầu làm bột, nẹp chỉnh, đặt nẹp kéo dài rồi tập chủ động. Khi cổ tay bị co gấp nhiều thì mổ cắt bao khớp phía gan tay, đôi khi chuyển gân cơ gấp cổ tay trụ và gân cơ gấp cổ tay quay chuyển ra mu tay. Khi co gấp cứng ở cổ tay có thể mổ lấy bỏ hàng tụ cốt 1 ở cổ tay.
...

Theo quy định trên thì bước tiến hành chỉnh hình trong bệnh Arthogryposis yêu cầu người thực hiện làm đúng theo các bước như sau:

Điều trị chỉnh hình

- Ở trẻ sơ sinh, tập thụ động duỗi khớp, tập căng dãn dần bằng nẹp và bằng bột.

- Ở vài người bệnh rất ít chủ động dạng vai song thường khép vai. Tập chủ động và thụ động căng dãn, tập dạng vai. Nếu căng dãn không đủ để tay đưa được lên miệng thì xét mổ đục sửa trục 1/3 trên cánh tay.

- Khuỷu thường bị duỗi cố định. Tập thụ động gấp khuỷu. Nếu khuỷu bị duỗi cứng thẳng cánh tay, cho làm bột chỉnh hình giai đoạn cho đến khi khuỷu gấp được đến 40 đến 50 độ.

- Tập chủ động căng dãn cơ và làm đai nẹp chỉnh hình.

Ở trẻ trên 2 tuổi cho mang phương tiện chỉnh hình, tập cho trẻ cố gắng chủ động gấp khuỷu được để cho trẻ có thể đưa tay đến miệng.

Người bệnh thường có chức năng chủ động của cơ tam đầu song ít có chức năng của cơ nhị đầu.

- Khi khuỷu không gấp được vì bị quá cứng thì xét mổ làm vận động khớp khuỷu. Chỉ mổ một bên còn tay kia thì để thẳng để khi ngồi trẻ có thể chống tay đứng lên được.

- Có phương pháp làm gấp khuỷu là chuyển cơ ngực to, cơ lưng to.

- Nếu cơ tam đầu còn chức năng thì chuyển ra trước để gấp khuỷu. Chỉ nên mổ một tay.

- Ở cổ tay, thường bị gấp bàn tay và bị nghiêng trụ.

- Ở bàn tay hay thấy nhất là bị gấp các khớp gian đốt gần của ngón tay.

- Thường cử động bàn ngón được ít.

- Thời gian đầu làm bột, nẹp chỉnh, đặt nẹp kéo dài rồi tập chủ động.

Khi cổ tay bị co gấp nhiều thì mổ cắt bao khớp phía gan tay, đôi khi chuyển gân cơ gấp cổ tay trụ và gân cơ gấp cổ tay quay chuyển ra mu tay.

Khi co gấp cứng ở cổ tay có thể mổ lấy bỏ hàng tụ cốt 1 ở cổ tay.

Như vậy, người thực hiện phẫu thuật trong bệnh Arthogryposis phải chú ý thực hiện theo các bước tiến hành như trên.

Bệnh Arthogryposis
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chỉnh hình trong bệnh Arthogryposis được hiểu như thế nào? Bước chuẩn bị thực hiện chỉnh hình trong bệnh Arthogryposis sẽ như thế nào?
Pháp luật
Sau khi thực hiện chỉnh hình trong bệnh Arthogryposis thì người bệnh phải được theo dõi như thế nào? Bác sĩ sẽ sử dụng phương tiện nào để mổ?
Pháp luật
Có sử dụng chỉnh hình trong bệnh Arthogryposis đối với trẻ thiểu năng được không? Các bước tiến hành như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh Arthogryposis
459 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh Arthogryposis

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh Arthogryposis

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào