Cơ sở y tế lấy mô của người chưa đăng ký hiến mô được không? Không kiểm tra thông số sinh học của người hiến trước khi lấy mô được không?
Cơ sở y tế lấy mô của người chưa đăng ký hiến mô được không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 có quy định như sau:
Điều kiện, thủ tục lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống
1. Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống.
2. Chỉ lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống đã đăng ký hiến. Trong trường hợp cấp cứu mà cần phải ghép mô hoặc cần ghép mô cho cha, mẹ, anh, chị, em ruột thì được phép lấy mô của người chưa đăng ký hiến nếu có sự đồng ý của người đó.
...
Theo đó, cơ sở y tế không được phép lấy mô của người chưa đăng ký hiến mô.
Cơ sở y tế được phép lấy mô của người chưa đăng ký hiến mô nếu có sự đồng ý của người đó trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp cấp cứu cần phải ghép mô.
- Trường hợp cần ghép mô cho cha, mẹ, anh, chị, em ruột.
Cơ sở y tế lấy mô của người chưa đăng ký hiến mô được không? (Hình từ Internet)
Cơ sở y tế không kiểm tra thông số sinh học của người hiến trước khi lấy mô được không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 về trách nhiệm của cơ sở y tế trước khi tiến hành lấy mô ở người sống như sau:
Điều kiện, thủ tục lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống
...
3. Cơ sở y tế trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống có trách nhiệm sau đây:
a) Tư vấn về sức khỏe, tâm lý xã hội cho người hiến;
b) Kiểm tra các thông số sinh học của người hiến.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc tư vấn, kiểm tra các thông số sinh học của người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống.
Theo đó, trước khi tiến hành lấy mô ở người sống thì cơ sở y tế có trách nhiệm kiểm tra các thông số sinh học của người đó.
Việc cơ sở y tế không thực hiện việc kiểm tra các thông số sinh học của người hiến mô là vi phạm quy định của pháp luật.
Cơ sở y tế không kiểm tra thông số sinh học của người hiến trước khi lấy mô bị phạt bao nhiêu?
Tại Điều 44 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác như sau:
Vi phạm quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người khi cơ sở y tế nhận được thông báo từ Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;
b) Không hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn khi cơ sở y tế nhận được thông báo từ Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;
c) Không thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống;
d) Không báo cáo danh sách người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;
đ) Không tư vấn về sức khỏe, tâm lý xã hội cho người hiến hoặc không kiểm tra các thông số sinh học của người hiến trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống.
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động ngân hàng mô trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 và điểm c khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ một phần hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm c, đ khoản 1 và điểm b khoản 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cá nhân bị thiệt hại đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Theo đó, hành vi không kiểm tra các thông số sinh học của người hiến trước khi tiến hành lấy bộ phận cơ thể ở người sống sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì mức xử trên là mức xử phạt đối với cá nhân, đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính trên thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cho nên, việc cơ sở y tế không thực hiện kiểm tra các thông số sinh học của người hiến trước khi tiến hành lấy bộ phận cơ thể ở người sống sẽ bị xử phạt hành chính số tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Đồng thời, đình chỉ một phần hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến hành vi vi phạm này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lưu ý khi viết mẫu báo cáo thành tích cá nhân đề nghị khen thưởng dành cho Đảng viên? Tải về bản word 02 mẫu báo cáo?
- Mẫu báo cáo phong trào thi đua chào mừng ngày 20 11 thế nào? Tải về mẫu Báo cáo phong trào thi đua chào mừng ngày 20 11 ở đâu?
- Thương nhân thực hiện khuyến mại cào trúng thưởng có giá trị bao nhiêu thì không cần đăng ký với Sở Công thương?
- Báo cáo thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo tại cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở? Tải về mẫu ở đâu?
- Mẫu ý kiến nhận xét của BCH công đoàn đối với Đảng viên dự bị năm 2024? Ý kiến nhận xét của công đoàn đối với Đảng viên dự bị?