Cơ sở vật chất và trang thiết bị khi tổ chức tập luyện và thi đấu môn Karate được chuẩn bị như thế nào để đảm bảo yêu cầu hoạt động?
Khi tổ chức tập luyện môn Karate, cơ sở vật chất và trang thiết bị như thế nào để đảm bảo yêu cầu hoạt động?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 02/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện môn Karate như sau:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị luyện tập
1. Cơ sở vật chất:
a) Có sàn tập diện tích ít nhất 60m2 trở lên; mặt sàn bằng phẳng, không trơn trượt;
b) Có ánh sáng tối thiểu là 200 lux;
c) Có bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu sau: Đối tượng được phép tham gia tập luyện, trang phục khi tập luyện, giờ luyện tập, biện pháp đảm bảo an toàn khi tập luyện.
2. Trang thiết bị:
a) Có võ phục chuyên môn Karate; găng tay màu xanh, găng tay màu đỏ; bộ bảo vệ bàn chân, ống quyển màu xanh; bộ bảo vệ bàn chân, ống quyển màu đỏ; dụng cụ đỡ đòn (lămpơ);
b) Có khu vực thay đồ, gửi đồ, khu vực vệ sinh; có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế;
c) Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập luyện, ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, địa chỉ, thời gian theo học và lưu đơn xin học của từng người.
Theo quy định trên, cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện khi tổ chức tập luyện môn Karate phải đảm bảo như sau:
Về cơ sở vật chất tập luyện môn Karate:
- Có sàn tập diện tích ít nhất 60m2 trở lên; mặt sàn bằng phẳng, không trơn trượt;
- Có ánh sáng tối thiểu là 200 lux;
- Có bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu sau: Đối tượng được phép tham gia tập luyện, trang phục khi tập luyện, giờ luyện tập, biện pháp đảm bảo an toàn khi tập luyện.
Về trang thiết bị khi tập luyện được trang bị:
- Có võ phục chuyên môn Karate; găng tay màu xanh, găng tay màu đỏ; bộ bảo vệ bàn chân, ống quyển màu xanh; bộ bảo vệ bàn chân, ống quyển màu đỏ; dụng cụ đỡ đòn (lămpơ);
- Có khu vực thay đồ, gửi đồ, khu vực vệ sinh; có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế;
- Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập luyện, ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, địa chỉ, thời gian theo học và lưu đơn xin học của từng người.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị khi tổ chức tập luyện và thi đấu môn Karate được chuẩn bị như thế nào để đảm bảo yêu cầu hoạt động? (Hình từ Internet)
Mỗi người hướng dẫn tập luyện môn Karate được hướng dẫn tối đa bao nhiêu người trong một buổi tập?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 02/2018/TT-BVHTTDL quy định về mật độ hướng dẫn tập luyện môn Karate như sau:
Mật độ tập luyện
1. Mật độ tập luyện trên sàn bảo đảm ít nhất 03m2 /01 võ sinh.
2. Mỗi người hướng dẫn tập luyện hướng dẫn không quá 30 võ sinh/buổi tập.
Theo đó, mật độ tập luyện môn Karate trên sàn bảo đảm ít nhất 03m2 /01 võ sinh. Đồng thời, mỗi người hướng dẫn tập luyện môn Karate được hướng dẫn không quá 30 võ sinh/buổi tập.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị khi tổ chức thi đấu môn Karate được chuẩn bị như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 02/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị thi đấu môn Karate như sau:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị thi đấu
1. Cơ sở vật chất:
a) Thảm hình vuông có chiều dài mỗi cạnh từ 10m đến 12m;
b) Tuân thủ các quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
2. Trang thiết bị:
a) Bảo vệ cơ thể, bịt răng, đồng hồ bấm giờ, bảng điểm, cân trọng lượng cơ thể, cồng và cờ trọng tài gồm hai màu xanh và màu đỏ;
b) Tuân thủ các quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên khi tổ chức thi đấu môn Karate, cơ sở vật chất và trang thiết bị thi đấu được chuẩn bị như sau:
- Về cơ sở vật chất:
+ Thảm hình vuông có chiều dài mỗi cạnh từ 10m đến 12m;
+ Có sàn thi đấu diện tích ít nhất 60m2 trở lên; mặt sàn bằng phẳng, không trơn trượt;
+ Có ánh sáng tối thiểu là 200 lux;
- Trang thiết bị thi đấu gồm:
+ Bảo vệ cơ thể, bịt răng, đồng hồ bấm giờ, bảng điểm, cân trọng lượng cơ thể, cồng và cờ trọng tài gồm hai màu xanh và màu đỏ;
+ Có võ phục chuyên môn Karate; găng tay màu xanh, găng tay màu đỏ; bộ bảo vệ bàn chân, ống quyển màu xanh; bộ bảo vệ bàn chân, ống quyển màu đỏ; dụng cụ đỡ đòn (lămpơ);
+ Có khu vực thay đồ, gửi đồ, khu vực vệ sinh; có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 2 mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm mẫu 02A 02B theo Hướng dẫn 25 áp dụng cho đối tượng nào?
- Công trình kiến trúc có giá trị được đánh giá qua bao nhiêu tiêu chí? Bảng tính điểm đánh giá công trình kiến trúc có giá trị?
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm? Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm hay, chi tiết?
- Tổng hợp 02 mẫu phiếu nhận xét chi ủy nơi cư trú mới nhất chuẩn Hướng dẫn 33? Đối tượng sử dụng 02 mẫu phiếu nhận xét chi ủy nơi cư trú?
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng người lao động mới nhất? Tải về mẫu phiếu đánh giá xếp loại?