Cơ sở trợ giúp xã hội không có khả năng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp cho đối tượng có phải là điều kiện để dừng trợ giúp xã hội không?
- Cơ sở trợ giúp xã hội có được tiếp nhận, sử dụng nguồn kinh phí và hiện vật do cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện hay không?
- Cơ sở trợ giúp xã hội không có khả năng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp cho đối tượng có phải là điều kiện để dừng trợ giúp xã hội không?
- Trong hồ sơ cá nhân của từng đối tượng do cơ sở trợ giúp xã hội lập có phải có quyết định dừng trợ giúp xã hội không?
Cơ sở trợ giúp xã hội có được tiếp nhận, sử dụng nguồn kinh phí và hiện vật do cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên
Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên
1. Kinh phí thực hiện chế độ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, hỗ trợ nhận chăm sóc tại cộng đồng và kinh phí thực hiện chi trả chính sách; tuyên truyền, xét duyệt đối tượng; ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ và kiểm tra giám sát được thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí bảo đảm để chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
Đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó bảo đảm trong dự toán chi bảo đảm xã hội.
3. Kinh phí chi hoạt động thường xuyên, đầu tư xây dựng cơ bản và các chi phí khác của cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật. Cơ sở trợ giúp xã hội được tiếp nhận, sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí và hiện vật do các tổ chức, cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và thanh quyết toán theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành các khoản 1 và 2 Điều này.
Như vậy, Cơ sở trợ giúp xã hội được tiếp nhận, sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí và hiện vật do các tổ chức, cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và thanh quyết toán theo quy định của pháp luật.
Cơ sở trợ giúp xã hội không có khả năng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp cho đối tượng có phải là điều kiện để dừng trợ giúp xã hội không?
Cơ sở trợ giúp xã hội không có khả năng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp cho đối tượng có phải là điều kiện để dừng trợ giúp xã hội không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Điều 30 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về thẩm quyền, điều kiện, thủ tục dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội cụ thể như sau:
Thẩm quyền, điều kiện, thủ tục dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội
1. Thẩm quyền dừng trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội do cấp huyện quản lý thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng.
2. Điều kiện dừng trợ giúp xã hội:
a) Kết thúc quản lý trường hợp theo quyết định của người đứng đầu cơ sở;
b) Người giám hộ, gia đình hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng có đơn đề nghị theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Đối tượng được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật con nuôi;
d) Đối tượng đủ 16 tuổi. Trường hợp từ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất nhưng không quá 22 tuổi;
đ) Cơ sở trợ giúp xã hội không có khả năng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp cho đối tượng;
e) Đối tượng không liên hệ trong vòng 1 tháng;
g) Đối tượng đề nghị dừng hoạt động trợ giúp xã hội;
h) Đối tượng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật;
i) Kết thúc hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội;
k) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cơ sở trợ giúp xã hội không có khả năng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp cho đối tượng là một trong các điều kiện để dừng trợ giúp xã hội theo quy định.
Trong hồ sơ cá nhân của từng đối tượng do cơ sở trợ giúp xã hội lập có phải có quyết định dừng trợ giúp xã hội không?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về lập hồ sơ quản lý đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội như sau:
Lập hồ sơ quản lý đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội
Cơ sở trợ giúp xã hội phải tiến hành lập và quản lý hồ sơ cá nhân của từng đối tượng. Hồ sơ của đối tượng gồm có:
1. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội quy định tại Điều 27 Nghị định này.
2. Kế hoạch trợ giúp xã hội và các tài liệu liên quan.
3. Quyết định dừng trợ giúp xã hội hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.
4. Các văn bản có liên quan đến đối tượng.
Như vậy, trong hồ sơ cá nhân của từng đối tượng do cơ sở trợ giúp xã hội lập phải có quyết định dừng trợ giúp xã hội hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?