Cơ sở trợ giúp xã hội bắt người khuyết tật nặng nhịn ăn thì bị phạt bao nhiêu tiền? Cơ sở này có bị đình chỉ hoạt động không?
Cơ sở trợ giúp xã hội bắt người khuyết tật nặng nhịn ăn thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, có quy định vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội như sau:
Vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc thực hiện các hình thức đối xử tồi tệ khác với đối tượng bảo trợ xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội để trục lợi;
b) Bắt buộc đối tượng bảo trợ xã hội lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
Theo tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, có quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt như sau:
Mức phạt tiền và và thẩm quyền xử phạt
…
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
…
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở trợ giúp xã hội bắt người khuyết tật nặng (đối tượng bảo trợ xã hội) nhịn ăn thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Cơ sở trợ giúp xã hội (Hình từ Internet)
Cơ sở trợ giúp xã hội bắt người khuyết tật nặng nhịn ăn thì ngoài phạt tiền ra có xử phạt bổ sung không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, có quy định vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội như sau:
Vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội
…
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1, điểm a, b khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho đối tượng bảo trợ xã hội bị ảnh hưởng sức khỏe do hành vi vi phạm tại điểm a, b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
…
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở trợ giúp xã hội bắt người khuyết tật nặng nhịn ăn ngoài việc phạt tiền ra thì cơ sở này còn bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho đối tượng họ khi bị ảnh hưởng sức khỏe do phải nhịn ăn.
Cơ sở trợ giúp xã hội bắt người khuyết tật nặng nhịn ăn thì Chánh thanh tra sở có thẩm quyền xử phạt không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, có quy định về phân định thẩm quyền xử phạt như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.
…
Theo đó tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền của Thanh tra như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra
…
2. Chánh Thanh tra sở quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và khoản 9 Điều 37 của Nghị định này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
…
Đồng thời tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, có quy định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
…
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 38 đến Điều 45 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân vi phạm.
Như vậy, theo quy định trên thì Chánh thanh tra cấp sở có thẩm quyền xử phạt tiền đến 25.000.000 đồng (cá nhân) và 50.000.000 đồng (tổ chức)
Hành vi vi phạm trên bị phạt tiền cao nhất là 40.000.000 đồng. Cho nên, Chánh thanh tra cấp sở có thẩm quyền xử phạt cơ sở trợ giúp xã hội bắt người khuyết tật nặng nhịn ăn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?