Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải có hệ thống xử lý nước cấp như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải có hệ thống xử lý nước cấp như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đủ điều kiện?
- Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có thể sản xuất những giống thủy sản nào?
Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải có hệ thống xử lý nước cấp như thế nào theo quy định của pháp luật?
Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải có hệ thống xử lý nước cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 26/2019/NĐ-CP , nội dung như sau:
Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:
a) Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng;
b) Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng.
...
Theo đó, cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải có hệ thống xử lý nước cấp bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học.
Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải có hệ thống xử lý nước cấp như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đủ điều kiện?
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đủ điều kiện phải căn cứ quy định tại Điều 25 Luật Thủy sản 2017, nội dung như sau:
Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản thực hiện kiểm tra duy trì điều kiện của cơ sở.
...
Theo quy định trên, tương ứng từng trường hợp mà thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đủ điều kiện thuộc về cơ quan sau:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nếu cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản thuộc địa bàn quản lý và không thuộc thẩm quyền của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có thể sản xuất những giống thủy sản nào?
Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có thể sản xuất những giống thủy sản theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Thủy sản 2017, nội dung như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có quyền sau đây:
a) Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo nội dung của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;
b) Được tham gia tập huấn về quy định liên quan đến giống thủy sản;
c) Quảng cáo giống thủy sản theo quy định của pháp luật về quảng cáo;
d) Khiếu nại, tố cáo, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng giống thủy sản đã công bố;
b) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng để bảo đảm chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã công bố;
c) Sản xuất giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; bảo đảm an toàn sinh học trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;
d) Thực hiện ghi nhãn giống thủy sản theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
đ) Cập nhật thông tin, báo cáo trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản theo quy định;
e) Thực hiện ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc;
g) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
h) Tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ.
Như vậy, cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có thể sản xuất những giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam và phải bảo đảm an toàn sinh học trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?