Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản phải có tối thiểu bao nhiêu nhà vệ sinh? Khu vực nhà vệ sinh phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Hệ thống cung cấp nước của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Tại tiểu mục 2.1.6 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-01:2009/BNNPTNT quy định về những yêu cầu đối với hệ thống cung cấp nước của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản cụ thể như sau:
(1) Yêu cầu chung
- Cơ sở phải có hệ thống cung cấp nước, đảm bảo cung cấp đủ nước theo yêu cầu của sản xuất.
- Nước sạch phải đáp ứng được các quy định vệ sinh nêu tại mục 1.2.10 của Quy chuẩn này.
(2) Xử lý nước
- Nếu cần thiết nước phải được xử lý bằng cách lắng lọc và khử trùng thích hợp để đạt được yêu cầu.
- Việc xử lý nước cần phải được thực hiện theo đúng quy phạm vệ sinh tốt (GHP/SSOP).
(3) Bể chứa nước dùng cho sản xuất
- Cơ sở phải có bể chứa nước đủ cung cấp cho mọi hoạt động vào thời kỳ cao điểm nhất.
- Bể chứa nước phải được thiết kế và chế tạo sao cho bề mặt bên trong bể nhẵn, không ngấm nước.
- Bể chứa nước phải có ô cửa có nắp đậy không bị ngấm nước với kích thước đủ cho người qua được để vào làm vệ sinh và kiểm tra. Ô cửa đó phải được thiết kế để không cho nước mưa và các loại nước khác từ khu vực chế biến chảy vào bể.
- Lỗ thoáng của bể nước phải được bọc lưới chắn.
- Khu vực xung quanh bể phải được làm vệ sinh sạch sẽ, không để tích tụ rác rưởi, nước đọng và các chất khác làm ô nhiễm nước bên trong bể.
- Có kế hoạch định kỳ vệ sinh bể nước.
(4) Hệ thống ống dẫn nước
- Cơ sở phải có hệ thống cung cấp nước sạch sử dụng cho sản xuất tách biệt với hệ thống cung cấp nước sử dụng cho các mục đích khác và có sơ đồ cho mỗi hệ thống; phải có biện pháp chống chảy ngược ở những nơi cần thiết.
- Các vòi và đường ống dẫn nước sạch trong khu vực sản xuất phải được đánh số rõ ràng trên thực tế và trên sơ đồ để lấy mẫu kiểm soát chất lượng nước theo kế hoạch.
- Các vòi và đường ống dẫn nước sử dụng cho mục đích khác trong khu chế biến, phải đánh dấu rõ ràng để phân biệt được với đường ống dẫn nước sạch.
Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản
Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản phải có tối thiểu bao nhiêu nhà vệ sinh?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1.11.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-01:2009/BNNPTNT quy định về yêu cầu đối với khu vực nhà vệ sinh của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản cụ thể như sau:
"2.1.11.4. Khu vực nhà vệ sinh
a. Khu vực nhà vệ sinh phải đảm bảo được yêu cầu:
i. Bố trí ở gần nhưng cách ly hoàn toàn với khu chế biến và không mở cửa trực tiếp vào khu chế biến,
ii. Thiết kế hợp vệ sinh, được trang bị hệ thống xả nước cưỡng bức,
iii. Chiếu sáng và thông gió tốt, không có mùi hôi thối,
iv. Có phương tiện rửa tay bên trong hoặc cạnh nhà vệ sinh,
v. Cung cấp đủ nước, giấy vệ sinh và xà phòng rửa tay,
vi. Thùng chứa rác có nắp đậy kín và không mở nắp bằng tay.
b. Số lượng nhà vệ sinh riêng cho từng giới tính, phải đủ theo nhu cầu của công nhân trong một ca sản xuất. Số lượng nhà vệ sinh được qui định cụ thể như sau:
Số người (tính theo từng giới) - Số nhà vệ sinh ít nhất phải có
01 – 09: 01
10 – 24: 02
25 – 49: 03
50 – 100: 05
Trên 100: Cứ thêm 30 người, phải thêm 01 nhà vệ sinh"
Như vậy, số lượng nhà vệ sinh của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản sẽ phụ thuộc vào số lượng công nhân (tính theo giới tính) của cơ sơ. Do đó, bạn có thể đối chiếu với số lượng công nhân nam, nữ của cơ sở mình để biết cần xây dựng ít nhất là bao nhiêu nhà vệ sinh nhé. Cụ thể:
- Từ 01 - 09 người (tính theo giới): cần có ít nhất 1 nhà vệ sinh
- Từ 10 - 24 người: cần có ít nhất 2 nhà vệ sinh
- Từ 25 - 49 người: cần có ít nhất 3 nhà vệ sinh
- Từ 50 - 100 người: cần có ít nhất 5 nhà vệ sinh
- Trên 100: Cứ thêm 30 người thì phải thêm 01 nhà vệ sinh.
Yêu cầu chung đối với địa điểm của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản được quy định như thế nào?
Theo tiểu mục 2.1.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-01:2009/BNNPTNT quy định về yêu cầu chung đối với địa điểm của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản như sau:
"2.1.1. Địa điểm
2.1.1.1. Cơ sở phải được bố trí ở vị trí phù hợp, không bị ảnh hưởng của các yếu tố như: mùi hôi, khói, bụi, các tác nhân gây nhiễm khác từ môi trường xung quanh và không bị ngập nước, đọng nước khi trời mưa, hoặc khi nước triều dâng cao.
2.1.1.2. Cơ sở đang hoạt động bị ảnh hưởng của các yếu tố kể trên, phải có biện pháp khắc phục, không để chúng trở thành nguồn gây nhiễm bẩn sản phẩm.
2.1.1.3. Địa điểm xây dựng/bố trí cơ sở phải hội đủ các yếu tố:
a. Có nguồn nước đảm bảo cho các hoạt động sản xuất thực phẩm.
b. Thuận tiện về giao thông vận chuyển sản phẩm thực phẩm."
Trên đây là một số thông tin liên quan đến cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản mà chúng tôi cung cấp gửi đến bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?