Cơ sở sản xuất hàng hóa có được xuất trình bản sao hóa đơn đối với hàng hóa nhập khẩu đang bày bán thuộc quyền sử dụng của cơ sở đó tại thời điểm kiểm tra không?
- Cơ sở sản xuất hàng hóa nhập khẩu có được xuất trình bản sao hóa đơn đối với hàng hóa nhập khẩu đang bày bán thuộc quyền sử dụng của cơ sở đó tại thời điểm kiểm tra không?
- Hàng hóa của cơ sở sản xuất trực tiếp nhập khẩu khi bày bán tại cửa hàng phải có những giấy tờ gì?
- Cơ sở sản xuất không xuất trình được các hóa đơn đối với hàng hóa nhập khẩu đang bày bán thuộc quyền sử dụng của cơ sở đó có bị xem là hàng hóa nhập lậu không?
Cơ sở sản xuất hàng hóa nhập khẩu có được xuất trình bản sao hóa đơn đối với hàng hóa nhập khẩu đang bày bán thuộc quyền sử dụng của cơ sở đó tại thời điểm kiểm tra không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP quy định về thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ như sau:
Thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ
...
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu đang bày bán, để tại kho, bến, bãi thuộc quyền sử dụng (kho, bến, bãi có đăng ký hoạt động kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền) hoặc sở hữu của cơ sở đó thì việc xuất trình hóa đơn, chứng từ được thực hiện như sau:
a) Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất trình bản sao hóa đơn, chứng từ có đóng dấu của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu để có căn cứ xác định hàng hóa nhập khẩu là hợp pháp;
b) Trong thời hạn 24 giờ liên tục, kể từ thời điểm kiểm tra, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ bản chính chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định của pháp luật và Thông tư này. Trường hợp cuối thời hạn 24 giờ liên tục, kể từ thời điểm kiểm tra nếu trùng vào thời gian nghỉ theo quy định thì việc xuất trình hồ sơ được thực hiện vào thời gian làm việc tiếp theo thời gian nghỉ và cơ quan kiểm tra phải ghi rõ thời gian, địa điểm yêu cầu xuất trình vào biên bản;
c) Tại thời điểm kiểm tra, nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ để có căn cứ xác định tính hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu thì cơ quan kiểm tra hàng hóa tiến hành tạm giữ hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật để xác minh tính hợp pháp của hàng hóa.
...
Như vậy, đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất hàng hóa nhập khẩu đang bày bán thuộc quyền sử dụng (kho, bến, bãi có đăng ký hoạt động kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền) của cơ sở đó thì việc xuất trình hóa đơn, chứng từ tại thời điểm kiểm tra phải xuất trình bản sao hóa đơn, chứng từ có đóng dấu của cơ sở sản xuất hàng hóa nhập khẩu để có căn cứ xác định hàng hóa nhập khẩu là hợp pháp.
Cơ sở sản xuất có được xuất trình bản sao hóa đơn đối với hàng hóa nhập khẩu đang bày bán tại thời điểm kiểm tra không? (Hình từ Internet)
Hàng hóa của cơ sở sản xuất trực tiếp nhập khẩu khi bày bán tại cửa hàng phải có những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP quy định như sau:
Quy định về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trong thị trường nội địa
1. Đối với hàng hóa của cơ sở sản xuất, kinh doanh trực tiếp nhập khẩu khi bày bán tại các cửa hàng hoặc lưu kho thì phải có Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (đối với trường hợp cửa hàng hạch toán phụ thuộc cùng địa bàn tỉnh, thành phố), Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn (đối với trường hợp cửa hàng hạch toán độc lập hoặc không cùng địa bàn với trụ sở chính), Phiếu nhập kho (đối với trường hợp hàng hóa lưu kho).
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh không trực tiếp nhập khẩu vận chuyển, bày bán hoặc lưu kho phải có hóa đơn, chứng từ của cơ sở bán hàng theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (sau đây viết tắt là Nghị định số 51/2010/NĐ-CP).
3. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh điều chuyển hàng hóa nhập khẩu cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu ở ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở kinh doanh đó đóng trụ sở hoặc điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc; xuất trả hàng từ đơn vị phụ thuộc về cơ sở kinh doanh; xuất hàng đi chào hàng; xuất hàng tham gia hội chợ, triển lãm thì phải có hóa đơn hoặc Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động.
...
Theo đó, đối với hàng hóa của cơ sở sản xuất trực tiếp nhập khẩu khi bày bán tại các cửa hàng thì phải có Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (đối với trường hợp cửa hàng hạch toán phụ thuộc cùng địa bàn tỉnh, thành phố), Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn (đối với trường hợp cửa hàng hạch toán độc lập hoặc không cùng địa bàn với trụ sở chính).
Cơ sở sản xuất không xuất trình được các hóa đơn đối với hàng hóa nhập khẩu đang bày bán thuộc quyền sử dụng của cơ sở đó có bị xem là hàng hóa nhập lậu không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP quy định về hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính như sau:
Hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính
1. Hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì hàng hóa nhập khẩu bị coi là hàng hóa nhập lậu:
a) Hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển; đang bày bán; để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết mà cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu không xuất trình được các hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp trong thời hạn quy định tại Điều 3 Thông tư này;
b) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường có hóa đơn, chứng từ nhưng qua điều tra, xác minh của cơ quan chức năng xác định là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Hóa đơn không hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn được quy định tại các khoản 8, khoản 9 Điều 3 Chương I Nghị định số 51/2010/NĐ-CP;
c) Hàng hóa nhập khẩu do cơ sở sản xuất, kinh doanh thu mua gom hàng hóa trao đổi cư dân biên giới xuất hóa đơn bán hàng cho cơ sở sản xuất, kinh doanh khác vận chuyển vào nội địa. Khi các cơ quan chức năng xác minh nguồn gốc hàng hóa mà không có đủ chứng từ quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
...
Theo đó, hàng hóa nhập khẩu đang bày bán thuộc quyền sử dụng của cơ sở sản xuất mà cơ sở sản xuất hàng hóa nhập khẩu không xuất trình được các hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp trong thời điểm kiểm tra thì hàng hóa nhập khẩu bị coi là hàng hóa nhập lậu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?