Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất nước mắm cần đảm bảo địa điểm nên được đặt ở đâu và việc bố trí, kết cấu khu vực sản xuất đáp ứng các yêu cầu gì?
- Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất nước mắm cần đảm bảo địa điểm nên được đặt ở đâu và việc bố trí, kết cấu khu vực sản xuất đáp ứng các yêu cầu gì?
- Yêu cầu về vệ sinh tại cơ sở nhỏ lẻ sản xuất nước mắn phải tuân thủ những quy định như thế nào?
- Công bố hợp quy đối với cơ sở nhỏ lẻ sản xuất nước mắm thực hiện ra sao?
Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất nước mắm cần đảm bảo địa điểm nên được đặt ở đâu và việc bố trí, kết cấu khu vực sản xuất đáp ứng các yêu cầu gì?
Theo Mục 3.1 và Mục 3.2 QCVN 02-16:2012/BNNPTNT quy định về địa điểm, bố trí, kết cấu khu vực sản xuất của cơ sở nhỏ lẻ sản xuất nước mắm như sau:
"3.1. Ðịa điểm
Khu vực sản xuất phải được bố trí tách biệt với khu sinh hoạt của gia đình, khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm; không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân lây nhiễm từ môi trường xung quanh, không bị ngập nước, đọng nước.
3.2. Bố trí, kết cấu khu vực sản xuất
3.2.1. Khu vực sản xuất phải được bố trí phù hợp với quy trình chế biến, bảo đảm vệ sinh, hạn chế sự lây nhiễm, thuận lợi cho hoạt động sản xuất và làm vệ sinh.
3.2.2. Kết cấu xây dựng trong khu vực sản xuất phải thoả mãn các yêu cầu:
a) Mái hoặc trần nhà phải chắc chắn, ngăn được nước mưa, bụi bẩn từ phía trên rơi xuống và có kết cấu dễ làm vệ sinh.
b) Nền khu vực sản xuất, sân phơi (nếu có) có kết cấu phù hợp, không đọng nước.
3.2.3. Khu vực chứa muối phải thoáng, sạch, có khả năng phòng tránh được sự xâm nhập của động vật gây hại.
3.2.4. Nơi chứa phế thải (nếu có) phải kín, cách biệt với khu vực sản xuất và dễ làm vệ sinh, khử trùng.
3.2.5. Khu vực gia nhiệt (nếu có) phải có diện tích đủ rộng, không ảnh hưởng đến khu vực khác.
3.2.6. Cơ sở phải có nhà vệ sinh đủ nước, được trang bị thùng rác có nắp đậy kín, giấy chuyên dụng; nhà vệ sinh không được mở cửa trực tiếp vào khu sản xuất.
3.2.7. Cơ sở phải có vòi nước rửa tay, xà phòng và dụng cụ làm khô tay phù hợp được bố trí ở vị trí thích hợp cho công nhân rửa tay trước khi tham gia sản xuất và sau khi đi vệ sinh.
3.2.8. Khu vực chứa bao bì, vật liệu bao gói sản phẩm phải sạch, khô ráo, thoáng mát."
Theo đó cơ sở nhỏ lẻ sản xuất nước mắm phải được bố trí tách biệt với khu sinh hoạt của gia đình, khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm; không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân lây nhiễm từ môi trường xung quanh, không bị ngập nước, đọng nước.
Bên cạnh đó thì kết cấu xây dựng trong khu vực sản xuất phải thoả mãn các yêu cầu tại Mục 3.2.2 Quy chuẩn này. Về các khu vực như khu vực chứa muối phải thoáng, sạch, có khả năng phòng tránh được sự xâm nhập của động vật gây hại, khu vực chứa bao bì, vật liệu bao gói sản phẩm phải sạch, khô ráo, thoáng mát,...
Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất nước mắm (Hình từ Internet)
Yêu cầu về vệ sinh tại cơ sở nhỏ lẻ sản xuất nước mắn phải tuân thủ những quy định như thế nào?
Tại Mục 3.7 QCVN 02-16:2012/BNNPTNT có quy định yêu cầu vệ sinh đối với cơ sở nhỏ lẻ sản xuất nước mắm như sau:
"3.7. Yêu cầu về vệ sinh
3.7.1. Vệ sinh cơ sở sản xuất
a) Khu vực sản xuất và khu vực nhà vệ sinh của cơ sở phải được quét dọn, thu gom chất thải thường xuyên, bảo đảm sạch.
b) Các rãnh thoát nước thải phải được quét dọn thường xuyên tránh tạo mùi hôi.
3.7.2. Vệ sinh thiết bị, dụng cụ sản xuất, chứa đựng:
a) Các thiết bị, dụng cụ sản xuất, dụng cụ chứa đựng phải được duy trì trong điều kiện hợp vệ sinh, được rửa sạch trước và sau khi sử dụng, khi cần thiết phải tiến hành khử trùng hoặc phơi nắng.
b) Thiết bị, dụng cụ sau khi vệ sinh, khử trùng phải được bảo quản ở nơi khô ráo và đúng quy định.
c) Có dụng cụ làm vệ sinh đầy đủ và phù hợp.
3.7.3. Vệ sinh cá nhân
a) Công nhân trực tiếp sản xuất phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động phù hợp với công đoạn sản xuất.
b) Trước khi tham gia sản xuất và sau khi đi vệ sinh, công nhân phải rửa sạch tay bằng xà phòng và làm khô tay bằng dụng cụ làm khô tay phù hợp.
c) Công nhân khi tham gia quá trình sản xuất phải bảo đảm vệ sinh cá nhân, không mắc các bệnh truyền nhiễm. Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe do y tế cấp huyện trở lên cấp (tối thiểu 01 lần/năm).
d) Chủ cơ sở và công nhân tiếp xúc trực tiếp sản phẩm phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và có giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
3.7.4. Cơ sở phải có biện pháp phòng ngừa và tiêu diệt côn trùng, động vật gây hại trong khu vực sản xuất."
Có thể thấy rằng quy định về yêu cầu vệ sinh tại cơ sở nhỏ lẻ sản xuất nước mắm cần đáp ứng những yêu cầu như vệ sinh cơ sở sản xuất, vệ sinh thiết bị, dụng cụ sản xuất, chứa đựng và vệ sinh cá nhân. Đồng thời, cơ sở phải có biện pháp phòng ngừa và tiêu diệt côn trùng, động vật gây hại trong khu vực sản xuất.
Bên cạnh việc quản lý vệ sinh tại cơ sở này thì việc quản lý chất lượng an toàn thực phẩm cũng rất quan trọng, cụ thể tại Mục 3.9 QCVN 02-16:2012/BNNPTNT có quy định như sau:
"3.9. Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm
3.9.1. Cơ sở phải phân công người theo dõi về quản lý chất lượng.
3.9.2. Cơ sở phải thiết lập và thực hiện ghi chép hồ sơ giám sát sản xuất, tối thiểu phải có các nội dung sau:
a) Nguồn gốc, khối lượng, chất lượng nguyên liệu (bao gồm nguyên liệu thủy sản, nông sản, muối, phụ gia,…) nhập vào.
b) Khối lượng thành phẩm sản xuất trong ngày
c) Khối lượng, chủng loại thành phẩm phân phối
3.9.3. Cơ sở phải có quy định về chế độ, tần suất làm vệ sinh và giám sát sản xuất.
3.9.4. Khu vực sản xuất, trang thiết bị dụng cụ sản xuất luôn được duy trì trong điều kiện hợp vệ sinh.
3.9.5. Lưu trữ đầy đủ hồ sơ giám sát sản xuất và làm vệ sinh. Thời gian lưu trữ hồ sơ bảo đảm ít nhất 01 năm sau khi hết hạn sử dụng của sản phẩm."
Công bố hợp quy đối với cơ sở nhỏ lẻ sản xuất nước mắm thực hiện ra sao?
Tại Mục 4.2 QCVN 02-16:2012/BNNPTNT thì việc công bố hợp quy được quy định như sau:
"4.2. Công bố hợp quy
4.2.1. Cơ sở được chứng nhận hợp quy phải thực hiện công bố hợp quy và gửi hồ sơ công bố hợp quy cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn địa phương.
4.2.2. Việc công bố hợp quy thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định hiện hành.
4.3. Tổ chức thực hiện
4.3.1. Chủ cơ sở được quy định tại Mục 1.2. có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.
4.3.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tổ chức phổ biến, hướng dẫn và thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này.
4.3.3. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định văn bản mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký ban hành."
Công bố hợp quy được thực hiện theo quy định như trên, bạn tham khảo để biết thông tin chi tiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?