Cơ sở nào sẽ thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng thuộc diện Ban Bí thư quản lý?
- Ai có quyền triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối với đối tượng thuộc Ban Bí thư quản lý?
- Cơ sở nào sẽ thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng thuộc diện Ban Bí thư quản lý?
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng thuộc Ban Bí thư quản lý đúng không?
Ai có quyền triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối với đối tượng thuộc Ban Bí thư quản lý?
Người có quyền triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối với đối tượng thuộc Ban Bí thư quản lý được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 13/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 139/2020/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
1. Đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
a) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương quyết định triệu tập đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, người được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức vụ, đại biểu Quốc hội, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổng cục thuộc bộ theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
Đối tượng quy định tại Điểm này gọi là đối tượng 1;
...
Như vậy, chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương quyết định triệu tập đối tượng thuộc diện Ban Bí thư quản lý.
Và đối tượng thuộc Ban Bí thư quản lý gọi là đối tượng 1.
Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (Hình từ Internet)
Cơ sở nào sẽ thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng thuộc diện Ban Bí thư quản lý?
Cơ sở thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng thuộc Bộ Chính trị quản lý được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 13/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 139/2020/NĐ-CP như sau:
Cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
1. Học viện Quốc phòng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1.
2. Học viện Chính trị thuộc Bộ Quốc phòng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 thuộc cơ quan, tổ chức của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội; trường quân sự quân khu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 trên địa bàn quân khu; Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 của thành phố Hà Nội;
3. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 như sau:
a) Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội;
b) Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
c) Đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) do Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh tại trung đoàn khung thường trực hoặc trung đoàn bộ binh, trung tâm huấn luyện dự bị động viên thuộc tỉnh, thành phố.
...
Như vậy, cơ sở thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng thuộc Ban Bí thư quản lý là Học viện Quốc phòng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng thuộc Ban Bí thư quản lý đúng không?
Theo điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 13/2014/NĐ-CP như sau:
Mẫu giấy chứng nhận và quản lý giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định mẫu giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng trên phạm vi cả nước.
2. Quản lý giấy chứng nhận
a) Giám đốc Học viện Quốc phòng quyết định việc in, cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1;
b) Giám đốc Học viện Chính trị, hiệu trưởng trường quân sự quân khu quyết định việc in, cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2;
c) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội bảo đảm giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2, 3, 4, người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư của thành phố Hà Nội; Hiệu trưởng trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định việc cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 của thành phố Hà Nội;
...
Theo đó, đối tượng thuộc Ban Bí thư quản lý hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh là Giám đốc Học viện Quốc phòng sẽ là người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận chứ không phải Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?