Cơ sở lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất? Tần suất thực hiện rà soát, điều chỉnh kế hoạch bảo vệ nước dưới đất thế nào?
Kế hoạch bảo vệ nước dưới đất được lập dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT như sau:
Yêu cầu của kế hoạch bảo vệ nước dưới đất
1. Kế hoạch bảo vệ nước dưới đất phải phù hợp với quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; phải phù hợp với phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trong quy hoạch tỉnh.
2. Xác định được phạm vi các khu vực, tầng chứa nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm và nguyên nhân gây ra; phương án tổ chức thực hiện các giải pháp khoanh định hoặc đưa ra khỏi vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; phương án khai thác nước dưới đất; khu vực cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất; giải pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước dưới đất. Ưu tiên bảo vệ, phục hồi các tầng chứa nước khai thác chính, các tầng chứa nước được khai thác để cấp nước sinh hoạt.
3. Việc lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất phải dựa trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất; thông tin, số liệu quan trắc tài nguyên nước dưới đất của mạng quan trắc tài nguyên nước dưới đất, tại công trình khai thác nước dưới đất và các thông tin, số liệu có liên quan khác từ Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia (nếu có).
Trường hợp thông tin, số liệu chưa đảm bảo làm cơ sở lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc bổ sung công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất để phục vụ lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất.
4. Kế hoạch bảo vệ nước dưới đất phải đồng bộ, phù hợp với nguồn lực, giải pháp thực hiện; bảo đảm tính khả thi và hiệu quả trong triển khai thực hiện.
Theo đó, kế hoạch bảo vệ nước dưới đất được lập dựa trên cơ sở sau đây:
- Kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất;
- Thông tin, số liệu quan trắc tài nguyên nước dưới đất của mạng quan trắc tài nguyên nước dưới đất, tại công trình khai thác nước dưới đất;
- Các thông tin, số liệu có liên quan khác từ Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia (nếu có).
Trường hợp thông tin, số liệu chưa đảm bảo làm cơ sở lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc bổ sung công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất để phục vụ lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất.
Cơ sở lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất? Tần suất thực hiện rà soát, điều chỉnh kế hoạch bảo vệ nước dưới đất thế nào? (Hình từ Internet)
Tần suất thực hiện rà soát, điều chỉnh kế hoạch bảo vệ nước dưới đất thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT về rà soát, điều chỉnh kế hoạch bảo vệ nước dưới đất như sau:
Rà soát, điều chỉnh kế hoạch bảo vệ nước dưới đất
1. Định kỳ 5 năm hoặc trong trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức rà soát kế hoạch bảo vệ nước dưới đất, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết quả rà soát và kiến nghị điều chỉnh kế hoạch (nếu có).
...
Như vậy, kế hoạch bảo vệ nước dưới đất được định kỳ 5 năm hoặc trong trường hợp cần thiết.
Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức rà soát kế hoạch bảo vệ nước dưới đất, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết quả rà soát và kiến nghị điều chỉnh kế hoạch (nếu có).
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 25 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT thì kế hoạch bảo vệ nước dưới đất được xem xét, điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
- Có sự điều chỉnh của quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh hoặc phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trong quy hoạch tỉnh làm thay đổi cơ bản về định hướng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất;
- Có biến động lớn về nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh do ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, nhân tạo.
Kế hoạch bảo vệ nước dưới đất bao gồm những nội dung nào?
Nội dung kế hoạch bảo vệ nước dưới đất được quy định tại Điều 22 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT, bao gồm các nội dung sau đây:
(1) Mục tiêu của kế hoạch bảo vệ nước dưới đất.
(2) Hiện trạng nguồn nước dưới đất và tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất.
(3) Các khu vực, tầng chứa nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; danh mục các khu vực, tầng chứa nước cần ưu tiên phục hồi được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT.
(4) Phương án, giải pháp bảo vệ, phục hồi đối với các khu vực, tầng chứa nước được xác định theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT.
(5) Các nội dung bảo vệ nước dưới đất khác có liên quan (nếu có).
(6) Tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?