Cơ sở kinh doanh thực phẩm phát hiện thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì có phải thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm hay không?
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm phát hiện thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì có phải thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm hay không?
- Nguyên tắc truy xuất nguồn gốc thực phẩm như thế nào?
- Đối với các thực phẩm không có quét mã vạch tại nơi bán thì phải truy xuất nguồn gốc thực phẩm dựa trên những yếu tố nào?
Cơ sở kinh doanh thực phẩm phát hiện thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì có phải thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm hay không?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 25/2019/TT-BYT quy định về trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm như sau:
"Điều 7. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm
1. Thiết lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm, lưu giữ đầy đủ thông tin về lô sản phẩm thực phẩm, nguồn gốc, xuất xứ, an toàn sản phẩm, nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm thực phẩm theo quy định tại các Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này.
2. Lưu trữ và duy trì hệ thống dữ liệu thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm của cơ sở trong thời gian tối thiểu là 12 (mười hai) tháng kể từ ngày hết hạn sử dụng của lô sản phẩm, 24 tháng kể từ ngày sản xuất lô sản phẩm đối với dụng cụ, vật liệu chứa đựng, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và sản phẩm thực phẩm không yêu cầu bắt buộc ghi hạn sử dụng.
3. Phải thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này và gửi báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm về cơ quan có thẩm quyền tối đa 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu truy xuất của cơ quan có thẩm quyền. Báo cáo có đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này.
4. Phân tích, xác định nguyên nhân gây mất an toàn đối với lô sản phẩm thực phẩm phải truy xuất. Trường hợp sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn phải được thu hồi và xử lý theo đúng quy định pháp luật.
5. Việc áp dụng hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm theo mã nhận diện sản phẩm được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền."
Theo đó tại Điều 6 Thông tư 25/2019/TT-BYT quy định như sau:
"Điều 6. Các trường hợp truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm phải thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn ngay khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân về sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn của cơ sở.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm phải thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm không bảo đảm an toàn khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền."
Như vậy, nếu có sở kinh doanh thực phẩm trong quá trình kinh doanh phát hiện lượng thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì phải tiến hành truy xuất nguồn gốc thực phẩm đó.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm (Nguồn ảnh: Internet)
Nguyên tắc truy xuất nguồn gốc thực phẩm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 25/2019/TT-BYT quy định về nguyên tắc truy xuất nguồn gốc thực phẩm như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm
1. Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm theo nguyên tắc một bước trước - một bước sau, bảo đảm theo dõi và nhận diện được công đoạn sản xuất trước và công đoạn sản xuất sau trong cơ sở sản xuất; cơ sở sản xuất, kinh doanh trước và cơ sở sản xuất, kinh doanh sau đã sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm.
2. Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm được thực hiện theo lô sản xuất đối với sản phẩm thực phẩm cần truy xuất.
3. Khi thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm sử dụng thông tin được trích xuất từ hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm do cơ sở thiết lập theo quy định tại các Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này và các nguồn thông tin khác có liên quan"
Đối với các thực phẩm không có quét mã vạch tại nơi bán thì phải truy xuất nguồn gốc thực phẩm dựa trên những yếu tố nào?
Theo tiết b tiểu mục 5.2 Mục 5 TCVN 13166-2:2020 về Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu đối với chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm - Phần 2: Thịt trâu và thịt bò quy định về các yếu tố truy xuất nguồn gốc chủ yếu như sau:
"5 Các yêu cầu
5.2 Các yếu tố truy xuất nguồn gốc chủ yếu
b) Đối với thân thịt trâu, bò là thương phẩm không được quét mã khi bán lẻ tại điểm bán, các yếu tố truy xuất nguồn gốc chủ yếu bao gồm:
- Trường hợp thân thịt được coi là thương phẩm, thì được định danh đơn nhất bằng cách sử dụng số định danh ứng dụng AI của GTIN (01) và AI của số mẻ/lô (10) hoặc AI của số xêri (21), liên kết thân thịt với ID của từng cá thể trâu, bò;
- Trường hợp thân thịt được coi là đơn vị logistic, thì được định danh đơn nhất bằng cách sử dụng SSCC liên kết thân thịt với ID của từng cá thể trâu, bò hoặc ID đàn trâu, bò;
- Ngày, giờ, lô/mẻ, nhà cung cấp trâu, bò, sự phù hợp với thị trường, các thuộc tính về khối lượng và chất lượng (ví dụ: hạng thân thịt);
- Cơ quan có thẩm quyền cấp số đăng ký cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm;
- Trường hợp thực hiện việc pha lọc thịt tại cơ sở khác cơ sở giết mổ, thông tin cần được chuyển từ cơ sở giết mổ sang cơ sở pha lọc. Thông tin này nói chung sẽ được sử dụng như một văn bản chuyển giao quy định cho chuyến hàng."
Theo đó, đối với trường hợp trên ta sẽ định danh đơn nhất bằng cách sử dụng số định danh ứng dụng AI của GTIN (01) và AI của số mẻ/lô (10) hoặc AI của số xêri (21), liên kết thân thịt với ID của từng cá thể trâu, bò.
Trường hợp thân thịt được coi là đơn vị logistics, thì được định danh đơn nhất bằng cách sử dụng SSCC liên kết thân thịt với ID của từng cá thể trâu, bò hoặc ID đàn trâu, bò.
Trường hợp thực hiện việc pha lọc thịt tại cơ sở khác cơ sở giết mổ, thông tin cần được chuyển từ cơ sở giết mổ sang cơ sở pha lọc. Thông tin này nói chung sẽ được sử dụng như một văn bản chuyển giao quy định cho chuyến hàng.
Ngoài ra có thể căn cứ vào ngày, giờ, lô/mẻ, nhà cung cấp trâu, bò, sự phù hợp với thị trường, các thuộc tính về khối lượng và chất lượng hoặc liên hệ cơ quan có thẩm quyền cấp số đăng ký cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?