Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ không ký hợp đồng với cá nhân, tổ chức thuê dịch vụ bảo vệ thì bị xử phạt thế nào?

Xin cho hỏi cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ không ký hợp đồng với cá nhân, tổ chức thuê dịch vụ bảo vệ thì bị xử phạt thế nào, có bị tước quyền sử dụng Giấy phép hay không? Bộ đội biên phòng có quyền kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ không? - Anh Khương đến từ thành phố Cần Thơ đặt câu hỏi.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ không ký hợp đồng với cá nhân, tổ chức thuê dịch vụ bảo vệ thì bị xử phạt thế nào?

Tại điểm q khoản 3 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như sau:

Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không duy trì đúng và đầy đủ các điều kiện về an ninh, trật tự trong quá trình hoạt động kinh doanh;
b) Cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
c) Làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
đ) Cho mượn, cho thuê, mua, bán Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
e) Kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
g) Trực tiếp giao con dấu cho khách hàng mà không chuyển con dấu cho cơ quan Công an có thẩm quyền để đăng ký theo quy định của pháp luật;
h) Cung cấp bản thiết kế mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức cho những người không có thẩm quyền;
i) Nhận cầm cố tài sản nhưng không lập hợp đồng cầm cố theo quy định của pháp luật;
k) Nhận cầm cố tài sản mà không lưu giữ tài sản cầm cố hoặc không lưu giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố tại cơ sở kinh doanh trong thời gian cầm cố tài sản đối với tài sản theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó;
l) Nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;
m) Bán hoặc cung cấp thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên cho những đối tượng không có giấy phép sử dụng loại thiết bị trên hoặc có giấy phép sử dụng nhưng không đúng nội dung ghi trong giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
n) Sản xuất, nhập khẩu, mua, bán thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên vượt quá tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng đối với các thiết bị còi, đèn theo quy định của pháp luật;
o) Sử dụng người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoặc trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hoặc làm nhân viên dịch vụ bảo vệ;
p) Không trang bị hoặc trang bị không đúng trang phục, biển hiệu cho nhân viên dịch vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật;
q) Hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ nhưng không ký hợp đồng với cá nhân, tổ chức thuê dịch vụ bảo vệ;
r) Bán hoặc cung cấp thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc đồng ý bằng văn bản;
s) Sử dụng không đủ hoặc không sử dụng nhân viên bảo vệ là nhân viên của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong hoạt động kinh doanh vũ trường hoặc trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, casino theo quy định của pháp luật;
t) Sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ chưa được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.
...

Như vậy, từ quy định trên thì cá nhân có hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ nhưng không ký hợp đồng với cá nhân, tổ chức thuê dịch vụ bảo vệ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Còn đối với tổ chức vi phạm thì sẽ bị phạt gấp đôi (tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Theo đó, cơ sở kinh doanh dịch vụ không ký hợp đồng với cá nhân, tổ chức thuê dịch vụ bảo vệ thuộc vào hành vi vi phạm tại điểm q khoản 3 như trên sẽ áp dụng với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ không ký hợp đồng với cá nhân, tổ chức thuê dịch vụ bảo vệ thì bị xử phạt thế nào?

Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ không ký hợp đồng với cá nhân, tổ chức thuê dịch vụ bảo vệ thì bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ không ký hợp đồng với cá nhân, tổ chức thuê dịch vụ bảo vệ thì có bị tước quyền sử dụng Giấy phép không?

Theo điểm b, điểm c khoản 6 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi này như sau:

6. Hình thức xử phạt bổ sung:
...
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và q khoản 3; điểm d khoản 4 và khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 09 tháng đối với cơ sở có hành vi vi phạm quy định tại điểm q khoản 3; điểm a khoản 4 Điều này;
...

Theo đó, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng và bị đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 09 tháng.

Bộ đội biên phòng có quyền kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ không?

Về thẩm quyền xử phạt tại Điều 70 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng có nêu:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống tệ nạn xã hội.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống tệ nạn xã hội.
3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 7.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Như vậy, Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện như cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Tuy nhiên, việc thanh tra, kiểm tra phải đúng quy định (có kế hoạch, quyết định thanh tra kiểm tra được phê duyệt).

Kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ không ký hợp đồng với cá nhân, tổ chức thuê dịch vụ bảo vệ thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ có được xem là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự không?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ? Điều kiện để được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ là gì?
Pháp luật
Công ty dịch vụ bảo vệ Việt Nam chỉ được liên doanh với công ty dịch vụ bảo vệ nước ngoài trong trường hợp nào?
Pháp luật
Mẫu Bản khai lý lịch cho nhân viên dịch vụ bảo vệ mới nhất theo Nghị định 56/2023/NĐ-CP ra sao?
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ tự đào tạo nhân viên bảo vệ cho cơ sở của mình phải đáp ứng các điều kiện gì? Vốn pháp định đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ là bao nhiêu?
Pháp luật
Để được làm nhân viên dịch vụ bảo vệ thì phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đúng không?
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định theo quy định hiện hành không?
Pháp luật
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ có phải là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không? Điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ thế nào?
Pháp luật
Hộ kinh doanh có được kinh doanh dịch vụ bảo vệ không? Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh dịch vụ bảo vệ
2,256 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào