Cơ sở kiểm soát tiếp cận là gì? Dịch vụ kiểm soát đường dài do cơ sở kiểm soát tiếp cận đảm nhiệm là gì?
- Cơ sở kiểm soát tiếp cận là gì?
- Dịch vụ kiểm soát đường dài do cơ sở kiểm soát tiếp cận đảm nhiệm là gì?
- Cơ sở kiểm soát tiếp cận có trách nhiệm gì trong việc cảnh báo hiện tượng gió đứt tại sân bay?
- Cơ sở nào có trách nhiệm cung cấp thông tin khí tượng cho đài kiểm soát tại sân bay, cơ sở kiểm soát tiếp cận?
Cơ sở kiểm soát tiếp cận là gì?
Cơ sở kiểm soát tiếp cận được giải thích tại khoản 24 Điều 4 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Cơ sở kiểm soát tiếp cận là cơ sở điều hành bay có chức năng cung cấp dịch vụ điều hành bay cho các chuyến bay có kiểm soát đến hoặc đi từ một hoặc nhiều sân bay.
Cơ sở kiểm soát tiếp cận là gì? (Hình từ Internet)
Dịch vụ kiểm soát đường dài do cơ sở kiểm soát tiếp cận đảm nhiệm là gì?
Dịch vụ kiểm soát đường dài do cơ sở kiểm soát tiếp cận đảm nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 35 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Cơ sở điều hành bay
1. Dịch vụ kiểm soát đường dài do các cơ sở sau đảm nhiệm:
a) Trung tâm kiểm soát đường dài;
b) Cơ sở kiểm soát tiếp cận tại vùng trời kiểm soát mà ở đó trung tâm kiểm soát đường dài không thể đảm bảo đầy đủ tầm phủ của hệ thống kỹ thuật, thiết bị sử dụng cho việc cung cấp dịch vụ kiểm soát đường dài.
2. Dịch vụ kiểm soát tiếp cận do các cơ sở sau đảm nhiệm:
a) Cơ sở kiểm soát tiếp cận;
b) Đài kiểm soát tại sân bay, trung tâm kiểm soát đường dài khi cần thiết nhập chức năng kiểm soát tiếp cận với chức năng kiểm soát tại sân bay hoặc kiểm soát đường dài cho một cơ sở điều hành bay chịu trách nhiệm.
3. Dịch vụ kiểm soát tại sân bay do đài kiểm soát tại sân bay đảm nhiệm.
Theo đó, dịch vụ kiểm soát đường dài do cơ sở kiểm soát tiếp cận tại vùng trời kiểm soát đảm nhiệm là dịch vụ mà ở đó trung tâm kiểm soát đường dài không thể đảm bảo đầy đủ tầm phủ của hệ thống kỹ thuật, thiết bị sử dụng cho việc cung cấp dịch vụ kiểm soát đường dài.
Cơ sở kiểm soát tiếp cận có trách nhiệm gì trong việc cảnh báo hiện tượng gió đứt tại sân bay?
Cơ sở kiểm soát tiếp cận có trách nhiệm trong việc cảnh báo hiện tượng gió đứt tại sân bay được quy định tại Điều 124 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 38 Điều 1 Thông tư 32/2021/TT-BGTVT như sau:
Cảnh báo hiện tượng gió đứt tại sân bay
1. Cảnh báo hiện tượng gió đứt tại sân bay (WS WRNG) là thông báo ngắn gọn về sự xuất hiện hay dự kiến sẽ xuất hiện gió đứt trong phạm vi giữa bề mặt đường cất hạ cánh và độ cao 500 mét; hiện tượng gió đứt có khả năng ảnh hưởng xấu đến tàu bay đang cất cánh lấy độ cao, tiếp cận hạ cánh.
2. Nội dung, cách thức lập bản tin cảnh báo hiện tượng gió đứt tại sân bay được thực hiện theo quy định, hướng dẫn của ICAO.
3. Đài kiểm soát tại sân bay, cơ sở kiểm soát tiếp cận có trách nhiệm:
a) Chuyển ngay bản tin cảnh báo hiện tượng gió đứt nhận được từ cơ sở MET tại sân bay cho tàu bay đang tiếp cận hạ cánh, cất cánh lấy độ cao;
b) Chuyển ngay báo cáo hiện tượng gió đứt nhận được từ tàu bay đang tiếp cận hạ cánh, cất cánh lấy độ cao cho cơ sở MET liên quan.
Theo đó, đài kiểm soát tại sân bay, cơ sở kiểm soát tiếp cận có trách nhiệm:
- Chuyển ngay bản tin cảnh báo hiện tượng gió đứt nhận được từ cơ sở MET tại sân bay cho tàu bay đang tiếp cận hạ cánh, cất cánh lấy độ cao;
- Chuyển ngay báo cáo hiện tượng gió đứt nhận được từ tàu bay đang tiếp cận hạ cánh, cất cánh lấy độ cao cho cơ sở MET liên quan.
Cơ sở nào có trách nhiệm cung cấp thông tin khí tượng cho đài kiểm soát tại sân bay, cơ sở kiểm soát tiếp cận?
Theo Điều 136 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Dịch vụ khí tượng hàng không cung cấp cho cơ sở điều hành bay
1. Cơ sở cảnh báo thời tiết hàng không cung cấp thông tin khí tượng cho trung tâm kiểm soát đường dài liên quan. Cơ sở khí tượng sân bay, trạm quan trắc khí tượng sân bay có trách nhiệm cung cấp thông tin khí tượng cho đài kiểm soát tại sân bay, cơ sở kiểm soát tiếp cận. Tin tức khí tượng cung cấp cho cơ sở điều hành bay là tin tức được cập nhật mới nhất cần thiết cho việc thực hiện chức năng không lưu.
2. Cơ sở MET có trách nhiệm cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không cho cơ sở ATS theo văn bản phối hợp ký giữa các cơ sở này.
3. Cơ sở điều hành bay có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận đầy đủ, nhanh chóng và chính xác các tin tức khí tượng hàng không trong nước và quốc tế từ các cơ sở MET tương ứng thông qua các phương tiện, hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị sẵn có để đảm bảo chỉ huy điều hành bay;
b) Thông báo kịp thời, chính xác các tin tức khí tượng cần thiết cho tổ lái liên quan;
c) Thực hiện quan sát, thu nhận và chuyển tiếp kịp thời tin tức khí tượng báo cáo từ tàu bay có thể ảnh hưởng đến hoạt động bay trong phạm vi trách nhiệm cho cơ sở MET liên quan.
Theo đó, cơ sở khí tượng sân bay, trạm quan trắc khí tượng sân bay có trách nhiệm cung cấp thông tin khí tượng cho đài kiểm soát tại sân bay, cơ sở kiểm soát tiếp cận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?