Cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y có bắt buộc phải cách biệt khu dân cư không? Nếu có thì khi vi phạm cơ sở bị xử phạt thế nào?
Cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y có bắt buộc phải cách biệt khu dân cư không?
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 35/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2018/NĐ-CP về điều kiện đối với cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y như sau:
Điều kiện đối với cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y
Cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y phải theo quy định tại Khoản 3 Điều 101 của Luật thú y và đáp ứng các Điều kiện sau đây:
1. Địa điểm phải tách biệt đảm bảo an toàn với khu dân cư, công trình công cộng.
2. Có phòng xét nghiệm bảo đảm an toàn sinh học khi làm việc với vi sinh vật hoặc các sản phẩm có khả năng chứa vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người và động vật theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Có phòng riêng để phân tích các chỉ tiêu lý hóa.
3. Được trang bị máy móc, dụng cụ bảo đảm cho việc lấy mẫu, phân tích, hiệu chỉnh và xử lý dữ liệu chính xác. Các thiết bị phân tích phải bảo đảm theo đúng phương pháp kiểm nghiệm, đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
4. Có nơi nuôi giữ động vật thí nghiệm; có khu thử cường độc riêng biệt đối với vắc xin, vi sinh vật; đối với việc kiểm nghiệm các loại vắc xin có tác nhân gây bệnh có độc lực cao phải có phòng nuôi động vật bảo đảm an toàn sinh học.
5. Có hệ thống xử lý chất thải, nước, khí thải; có khu riêng biệt để xử lý động vật thí nghiệm được sử dụng kiểm nghiệm vắc xin, vi sinh vật.
6. Có tủ lạnh, tủ lạnh âm sâu giữ giống vi sinh vật để phục vụ việc kiểm nghiệm.
Theo quy định trên, cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y bắt buộc phải tách biệt đảm bảo an toàn với khu dân cư, công trình công cộng.
Kiểm nghiệm thuốc thú y (Hình từ Internet)
Cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y không cách biệt khu dân cư thì bị xử phạt thế nào?
Theo điểm a khoản 1 Điều 30 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định về vi phạm về điều kiện kiểm nghiệm thuốc thú y như sau:
Vi phạm về điều kiện kiểm nghiệm thuốc thú y
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Địa điểm không cách biệt khu dân cư, công trình công cộng;
b) Người quản lý hoặc trực tiếp kiểm nghiệm không có Chứng chỉ hành nghề thú y hoặc Chứng chỉ hành nghề thú y hết hiệu lực.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có hoặc có trang thiết bị máy móc, dụng cụ không bảo đảm cho việc lấy mẫu, phân tích, hiệu chỉnh và xử lý dữ liệu;
b) Không có nơi nuôi giữ động vật thí nghiệm;
c) Không có khu thử cường độc riêng biệt đối với vắc xin, vi sinh vật;
d) Không có phòng nuôi động vật bảo đảm an toàn sinh học đối với việc kiểm nghiệm các loại vắc xin có tác nhân gây bệnh có độc lực cao;
đ) Không có trang thiết bị chuyên dùng giữ giống vi sinh vật để phục vụ việc kiểm nghiệm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thú y là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, khoản 3 Điều 24, khoản 5 Điều 27, khoản 1 Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân
3. Thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Theo đó, cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y không cách biệt khu dân cư có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y không cách biệt khu dân cư không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 90/2017/NĐ-CP và điểm a khoản 27 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Vì cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y không cách biệt khu dân cư có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt cơ sở này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?
- http// chonghanggia dangcongsan vn vào thi trực tuyến Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024 như thế nào?