Cơ sở giáo dục đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo trong trường hợp nào? Thẩm quyền đình chỉ hoạt động cơ sở giáo dục đại học thuộc về chủ thể nào?
Cơ sở giáo dục đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 25 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định về đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học như sau:
Đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học
1. Cơ sở giáo dục đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo trong những trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này;
c) Người cho phép hoạt động đào tạo không đúng thẩm quyền;
d) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của giảng viên, người lao động và người học. Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép tiếp tục hoạt động đào tạo.
Theo đó, cơ sở giáo dục đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo trong những trường hợp sau:
- Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo.
- Hoặc không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Giáo dục đại học 2012.
- Cơ sở giáo dục đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo khi người cho phép hoạt động đào tạo không đúng thẩm quyền hoặc có sự vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động.
- Cơ sở giáo dục đại học cũng có thể bị đình chỉ hoạt động đào tạo trong một số trường hợp khác theo quy định pháp luật.
Cơ sở giáo dục đại học (Hình từ Internet)
Cơ sở giáo dục đại học bị giải thể trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 26 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định về giải thể cơ sở giáo dục đại học như sau:
Giải thể cơ sở giáo dục đại học
1. Cơ sở giáo dục đại học bị giải thể trong những trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật;
b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục đại học;
đ) Không thực hiện đúng cam kết theo dự án được phê duyệt sau thời hạn 05 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực.
2. Quyết định giải thể cơ sở giáo dục đại học phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của giảng viên, người học và người lao động. Quyết định giải thể cơ sở giáo dục đại học phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Theo đó, cơ sở giáo dục đại học bị giải thể trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 26 nêu trên. Trong đó có trường hợp hết thời hạn đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.
Thẩm quyền đình chỉ hoạt động cơ sở giáo dục đại học thuộc về chủ thể nào?
Căn cứ Điều 27 Luật Giáo dục đại học 2012, khoản 2 Điều 2 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 77 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học như sau:
Thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học
1.Chính phủ quy định cụ thể điều kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học, đại học và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập đại học, trường đại học công lập; quyết định cho phép thành lập trường đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học thì có thẩm quyền quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo đối với trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo đó, Chính phủ quy định cụ thể điều kiện và thủ tục đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép đình chỉ hoạt động đào tạo đối với trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tiền thưởng định kỳ hằng năm của cán bộ công chức viên chức được xác định như thế nào?
- Trình tự xác định suất vốn đầu tư xây dựng trên cơ sở hệ thống suất vốn đầu tư hiện hành như thế nào?
- Mẫu hợp đồng lao động không xác định thời hạn Word, Excel mới nhất? Tải về file word, excel mẫu hợp đồng mới nhất?
- Mẫu văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là mẫu nào? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chức trách nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ là mẫu nào? Tải về?