Cơ sở giám định cổ vật nhưng không có trang thiết bị giám định phù hợp với chuyên ngành thì bị phạt bao nhiêu?
- Cơ sở giám định cổ vật nhưng không có trang thiết bị giám định là vi phạm?
- Cơ sở giám định cổ vật nhưng không có trang thiết bị phù hợp để giám định thì bị xử phạt như thế nào?
- Cơ sở giám định cổ vật nhưng không có trang thiết bị giám định phù hợp thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt không?
Cơ sở giám định cổ vật nhưng không có trang thiết bị giám định là vi phạm?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 61/2016/NĐ-CP, khoản 1 Điều 2 Nghị định 142/2018/NĐ-CP, có quy định về điều kiện kinh doanh giám định cổ vật như sau:
Điều kiện kinh doanh giám định cổ vật
Cơ sở kinh doanh giám định cổ vật phải bảo đảm các điều kiện sau:
2. Có trang thiết bị, phương tiện thực hiện giám định phù hợp với lĩnh vực đã đăng ký.
4. Có ít nhất 03 chuyên gia giám định cổ vật về các chuyên ngành theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Có trang thiết bị, phương tiện thực hiện giám định phù hợp với lĩnh vực đã đăng ký là điều kiện để kinh doanh giám định cổ vật, trường hợp không đảm bảo điều kiện về trang thiết bị giám định được xem là vi phạm điều kinh doanh.
Cơ sở giám định cổ vật nhưng không có trang thiết bị giám định phù hợp với chuyên ngành thì bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cơ sở giám định cổ vật nhưng không có trang thiết bị phù hợp để giám định thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 4 Điều 21 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định về vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh giám định cổ vật như sau:
Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh giám định cổ vật
...
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có trang thiết bị, phương tiện thực hiện giám định phù hợp với lĩnh vực đã đăng ký theo quy định;
b) Không bảo đảm số lượng tối thiểu chuyên gia giám định cổ vật về chuyên ngành trong quá trình hoạt động kinh doanh giám định cổ vật theo quy định.
…
Ngoài ra còn có hình thức xử phạt bổ sung tại điểm b khoản 6 Điều 21 Nghị định này:
Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh giám định cổ vật
…
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
...
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này;
...
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở giám định cổ vật nhưng không có trang thiết giám định phù hợp với chuyên ngành đã đăng ký thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật từ 03 tháng đến 06 tháng.
Lưu ý mức phạt này áp dụng đối với các cơ sở giám định cổ vật là tổ chức vi phạm, nếu với tư cách cá nhân vi phạm thì mức phạt bằng 1/2 so với mức phạt nêu trên.
Cơ sở giám định cổ vật nhưng không có trang thiết bị giám định phù hợp thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 71 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP có quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
…
Theo đó tại khoản 3 Điều 64 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
…
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Đồng thời tại khoản 2, khoản 4 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP có quy định về quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
…
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
…
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, từ các quy định trên cho thấy nếu cơ sở giám định cổ vật nhưng không có trang thiết bị giám định phù hợp thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt đối với hành vi vi phạm này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?