Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng?
Theo Điều 127 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định như sau:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công
...
3. Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng được kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn việc trao đổi thông tin về tài sản công do các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng để kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;
b) Quy định nội dung, cấu trúc, kiểu thông tin cơ sở dữ liệu về tài sản công để kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;
c) Trực tiếp xây dựng cơ sở dữ liệu quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này.
5. Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Cập nhật dữ liệu các loại tài sản công quy định tại khoản 2 Điều này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;
b) Trực tiếp xây dựng cơ sở dữ liệu quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều này, bảo đảm kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
Như vậy, cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng được kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
Theo Điều 127 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định như sau:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được xây dựng thống nhất trong phạm vi cả nước; có chức năng tổng hợp số lượng, giá trị, cơ cấu phân bổ toàn bộ tài sản công của quốc gia.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng;
c) Cơ sở dữ liệu về tài sản công tại doanh nghiệp;
d) Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
đ) Cơ sở dữ liệu về đất đai;
e) Cơ sở dữ liệu về tài nguyên.
...
Như vậy, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được xây dựng thống nhất trong phạm vi cả nước; có chức năng tổng hợp số lượng, giá trị, cơ cấu phân bổ toàn bộ tài sản công của quốc gia.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm:
- Cơ sở dữ liệu về tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng;
- Cơ sở dữ liệu về tài sản công tại doanh nghiệp;
- Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
- Cơ sở dữ liệu về đất đai;
- Cơ sở dữ liệu về tài nguyên.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào? Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? (hình từ internet)
Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công là gì?
Theo Điều 6 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công bao gồm:
- Mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
- Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hoả hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.
- Tài sản công là tài nguyên phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật.
- Tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật.
- Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
- Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.
- Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty thông tin tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý có phải tổ chức lại công ty thông tin tín dụng không?
- Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được thu thập từ những nguồn nào?
- Được từ chối kết quả trúng đấu giá không? Nếu được từ chối kết quả trúng đấu giá thì ai là người trúng đấu giá?
- Lĩnh vực tài chính ngân hàng và bảo hiểm có là lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã hay không theo quy định?
- Kho ngoại quan là kho, bãi lưu trữ hàng hóa chờ xuất khẩu hay chờ nhập khẩu theo quy định pháp luật?