Cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước bao gồm những gì? Quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 47/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước
1. Cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu quốc gia;
b) Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương bao gồm: cơ sở dữ liệu dùng chung của bộ; cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành; cơ sở dữ liệu dùng chung của địa phương;
c) Cơ sở dữ liệu khác trong nội bộ một hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước không thuộc điểm a, điểm b khoản này;
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt danh mục, cập nhật danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia.
3. Đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin của các các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và trình Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành, cập nhật danh mục các cơ sở dữ liệu thuộc bộ, ngành, địa phương quản lý.
4. Danh mục cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương phải thể hiện được các nội dung sau:
a) Tên các cơ sở dữ liệu;
b) Mô tả mục đích, phạm vi, nội dung của từng cơ sở dữ liệu;
c) Cơ chế thu thập, cập nhật, nguồn dữ liệu được thu thập của từng cơ sở dữ liệu;
d) Liệt kê các hạng mục dữ liệu bao gồm: dữ liệu mở, dữ liệu được chia sẻ theo hình thức chia sẻ dữ liệu mặc định, dữ liệu được chia sẻ theo hình thức chia sẻ dữ liệu theo yêu cầu đặc thù của từng cơ sở dữ liệu tương ứng với từng đối tượng khai thác, sử dụng.
5. Dữ liệu về dân cư, đất đai, doanh nghiệp là dữ liệu cơ bản làm nền tảng phát triển chính phủ điện tử.
Như vậy cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước bao gồm:
- Cơ sở dữ liệu quốc gia;
- Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương bao gồm: cơ sở dữ liệu dùng chung của bộ; cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành; cơ sở dữ liệu dùng chung của địa phương;
- Cơ sở dữ liệu khác trong nội bộ một hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước không thuộc điểm a, điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 47/2020/NĐ-CP.
Cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước (Hình từ Internet)
Quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 47/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước
1. Dữ liệu trong cơ quan nhà nước được tổ chức thống nhất, được phân cấp quản lý theo trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước. Dữ liệu, cơ sở dữ liệu trong nội bộ của cơ quan, đơn vị phải được tổ chức, lưu trữ tạo thuận lợi cho việc chia sẻ cho các cơ quan, đơn vị bên ngoài.
2. Việc tạo lập, thông tin dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước phải sử dụng thống nhất các bảng mã danh mục dùng chung, thống nhất với dữ liệu chủ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Các cơ quan nhà nước không được yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp lại dữ liệu mà cơ quan đó đang quản lý hoặc dữ liệu đó được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ và đáp ứng được yêu cầu, trừ trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu phục vụ cập nhật hoặc sử dụng cho mục đích xác minh, thẩm tra dữ liệu.
Như vậy quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc như quy định trên.
Tổ chức, quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước sẽ gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 47/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức, quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu
1. Nội dung tổ chức, quản lý dữ liệu:
a) Thu thập dữ liệu, tạo lập dữ liệu để hình thành các cơ sở dữ liệu;
b) Quản lý, duy trì, cập nhật dữ liệu, quản lý sự thay đổi dữ liệu;
c) Chia sẻ dữ liệu và quản lý chia sẻ dữ liệu;
d) Khai thác, sử dụng dữ liệu do mình quản lý và khai thác, sử dụng dữ liệu được chia sẻ từ cơ quan nhà nước khác.
2. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm triển khai các hoạt động tổ chức, quản lý dữ liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này, tuân thủ các quy định của pháp luật.
Như vậy tổ chức, quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước sẽ gồm những nội dung sau:
- Thu thập dữ liệu, tạo lập dữ liệu để hình thành các cơ sở dữ liệu;
- Quản lý, duy trì, cập nhật dữ liệu, quản lý sự thay đổi dữ liệu;
- Chia sẻ dữ liệu và quản lý chia sẻ dữ liệu;
- Khai thác, sử dụng dữ liệu do mình quản lý và khai thác, sử dụng dữ liệu được chia sẻ từ cơ quan nhà nước khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?