Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan do cơ quan nào xây dựng và hình thành từ những nguồn nào theo quy định?
Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan là gì?
Theo Điều 22 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan
1. Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan là thông tin liên quan đến xác định trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại theo quy định của Bộ Tài chính. Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan được Tổng cục Hải quan xây dựng tập trung thống nhất và thường xuyên cập nhật.
2. Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan là căn cứ để đánh giá rủi ro về trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
...
Theo đó, cơ sở dữ liệu trị giá hải quan được hiểu là thông tin liên quan đến xác định trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại theo quy định của Bộ Tài chính.
Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan được Tổng cục Hải quan xây dựng tập trung thống nhất và thường xuyên cập nhật.
Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan do cơ quan nào xây dựng và hình thành từ những nguồn nào theo quy định? (hình từ Internet)
Việc xây dựng Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan nhằm mục đích gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 21 Thông tư 39/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC quy định như sau:
Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan
...
3. Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan được sử dụng để:
a) Xây dựng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá, Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan;
b) Kiểm tra trị giá hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Phục vụ công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực khác.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy chế khai thác, xây dựng, quản lý, vận hành và sử dụng cơ sở dữ liệu trị giá hải quan.
...
Theo đó, việc xây dựng Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan nhằm mục đích:
- Xây dựng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá, Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan;
- Kiểm tra trị giá hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Phục vụ công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực khác.
Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan do cơ quan nào xây dựng và hình thành từ những nguồn nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Thông tư 39/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC quy định như sau:
Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan
1. Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan là thông tin liên quan đến xác định trị giá hải quan của các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại. Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan được Tổng cục Hải quan xây dựng tập trung, thống nhất và thường xuyên cập nhật, bao gồm:
a) Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá hải quan;
b) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo;
c) Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan.
2. Nguồn thông tin hình thành cơ sở dữ liệu trị giá hải quan:
a) Nguồn thông tin từ hồ sơ hải quan: Là các thông tin có sẵn trên hệ thống điện tử hoặc trên hồ sơ hải quan (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy) do người khai hải quan khai báo hoặc do cơ quan Hải quan thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan và sau khi hàng hóa đã thông quan;
b) Nguồn thông tin từ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá, Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư này;
c) Nguồn thông tin về tình hình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp: Các thông tin liên quan đến tình hình chấp hành chính sách pháp luật của doanh nghiệp trong khai báo và xác định trị giá hải quan, số lần vi phạm và mức độ vi phạm do cơ quan Hải quan tổng hợp, phân tích trên hệ thống quản lý rủi ro;
d) Nguồn thông tin khác: Là các nguồn thông tin do cơ quan Hải quan thu thập hoặc do các cơ quan có liên quan khác cung cấp đã được kiểm chứng mức độ tin cậy.
Theo đó, cơ sở dữ liệu trị giá hải quan do cơ quan nào xây dựng và hình thành từ những nguồn sau:
- Nguồn thông tin từ hồ sơ hải quan: Là các thông tin có sẵn trên hệ thống điện tử hoặc trên hồ sơ hải quan (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy) do người khai hải quan khai báo hoặc do cơ quan Hải quan thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan và sau khi hàng hóa đã thông quan;
- Nguồn thông tin từ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá, Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư này;
- Nguồn thông tin về tình hình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp: Các thông tin liên quan đến tình hình chấp hành chính sách pháp luật của doanh nghiệp trong khai báo và xác định trị giá hải quan, số lần vi phạm và mức độ vi phạm do cơ quan Hải quan tổng hợp, phân tích trên hệ thống quản lý rủi ro;
- Nguồn thông tin khác: Là các nguồn thông tin do cơ quan Hải quan thu thập hoặc do các cơ quan có liên quan khác cung cấp đã được kiểm chứng mức độ tin cậy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?