Cơ sở dữ liệu thuộc Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia được tạo thành từ đâu? Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia có bao gồm cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai?
Cơ sở dữ liệu thuộc Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia được tạo thành từ đâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Nghị định 47/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia
...
5. Cập nhật, đồng bộ, khai thác và sử dụng dữ liệu tại Trung tâm dữ liệu quốc gia
a) Các cơ sở dữ liệu quốc gia phải đồng bộ, cập nhật dữ liệu về Trung tâm dữ liệu quốc gia bảo đảm quy định về kết nối, chia sẻ dữ liệu và yêu cầu an toàn thông tin mạng, an ninh mạng;
b) Dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia sau khi được đồng bộ về Trung tâm dữ liệu quốc gia tạo thành Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia và là cơ sở dữ liệu thuộc Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia. Thủ tướng Chính phủ quyết định phạm vi dữ liệu đồng bộ theo quy định tại khoản này;
...
Như vậy, theo quy định trên, cơ sở dữ liệu thuộc Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia được tạo thành từ việc đồng bộ dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia về Trung tâm dữ liệu quốc gia, sau khi được đồng bộ về Trung tâm dữ liệu quốc gia thì tạo thành Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia và là cơ sở dữ liệu thuộc Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia.
Cơ sở dữ liệu thuộc Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia được tạo thành từ đâu? Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia có bao gồm cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai? (Hình từ Internet)
Tài liệu thuyết minh về cơ sở dữ liệu đề nghị bổ sung Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia phải có nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 47/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Phê duyệt, cập nhật, điều chỉnh Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia
...
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia phải nằm trong Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đề nghị bổ sung, cập nhật, điều chỉnh Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia, gửi Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp, đánh giá. Trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cập nhật, điều chỉnh danh mục. Tài liệu thuyết minh về cơ sở dữ liệu đề nghị bổ sung, cập nhật, điều chỉnh Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm các nội dung sau:
a) Tên cơ sở dữ liệu quốc gia;
b) Mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia;
c) Thông tin về dữ liệu chủ của cơ sở dữ liệu quốc gia;
d) Phạm vi, quy mô dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia;
đ) Đối tượng và mục đích khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia;
e) Nguồn thông tin sẽ xây dựng và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia;
g) Phương thức chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia;
h) Văn bản pháp lý có liên quan đã được ban hành và dự kiến xây dựng.
...
Theo đó, tài liệu thuyết minh về cơ sở dữ liệu đề nghị bổ sung Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia phải có các nội dung sau đây:
- Tên cơ sở dữ liệu quốc gia;
- Mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia;
- Thông tin về dữ liệu chủ của cơ sở dữ liệu quốc gia;
- Phạm vi, quy mô dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia;
- Đối tượng và mục đích khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia;
- Nguồn thông tin sẽ xây dựng và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia;
- Phương thức chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia;
- Văn bản pháp lý có liên quan đã được ban hành và dự kiến xây dựng.
Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia có bao gồm cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai không?
Căn cứ theo Mục II tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 47/2024/NĐ-CP quy định như sau:
CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ ĐẤT ĐAI
...
6. Nguồn thông tin sẽ xây dựng và cập nhật:
Nguồn thông tin để xây dựng và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai:
a) Dữ liệu địa chính: Từ cơ sở dữ liệu của địa phương, hồ sơ địa chính ở địa phương;
b) Dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai: Từ kết quả thống kê, kiểm kê đất đai được phê duyệt;
c) Dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Từ kết quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt;
d) Dữ liệu giá đất: Từ kết quả xây dựng bảng giá đất, giá đất được giao dịch;
đ) Dữ liệu điều tra, quan trắc cơ bản về đất đai: Từ kết quả điều tra, quan trắc, đánh giá về chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất và điều tra đánh giá tiềm năng đất đai;
...
Như vậy, theo quy định trên, Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Nguồn thông tin để xây dựng và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai bao gồm:
(1) Dữ liệu địa chính: Từ cơ sở dữ liệu của địa phương, hồ sơ địa chính ở địa phương;
(2) Dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai: Từ kết quả thống kê, kiểm kê đất đai được phê duyệt;
(3) Dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Từ kết quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt;
(4) Dữ liệu giá đất: Từ kết quả xây dựng bảng giá đất, giá đất được giao dịch;
(5) Dữ liệu điều tra, quan trắc cơ bản về đất đai: Từ kết quả điều tra, quan trắc, đánh giá về chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất và điều tra đánh giá tiềm năng đất đai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?