Cơ sở điện ảnh không mở mã khóa phim để đối chiếu, kiểm tra khi có yêu cầu thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Cơ sở điện ảnh phải mở mã khóa phim khi có yêu cầu của cơ quan nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 33 Luật Điện ảnh 2022 thì cơ sở điện ảnh phải mở mã khóa phim để đối chiếu, kiểm tra khi có yêu cầu của cơ quan cấp Giấy phép phân loại phim.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Điện ảnh 2022 thì nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh phổ biến phim bao gồm:
- Bảo đảm phổ biến phim theo nội dung đã đăng ký kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc được phê duyệt;
- Chỉ được phổ biến phim có Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng, trừ trường hợp tự thực hiện phân loại phim theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Luật Điện ảnh 2022;
- Bảo đảm điều kiện để phổ biến phim đối với từng hình thức phổ biến phim;
- Thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Dừng việc phổ biến phim khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ sở điện ảnh phải mở mã khóa phim khi có yêu cầu của cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở điện ảnh không mở mã khóa phim để đối chiếu, kiểm tra khi có yêu cầu thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10a Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về lưu chiểu, lưu trữ phim, liên hoan phim, giải thưởng phim, cuộc thi phim, chương trình phim và tuần phim:
Vi phạm quy định về lưu chiểu, lưu trữ phim, liên hoan phim, giải thưởng phim, cuộc thi phim, chương trình phim và tuần phim
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không nộp lưu chiểu phim đã được cấp giấy phép phân loại phim theo quy định;
b) Không mở mã khóa phim để đối chiếu, kiểm tra khi có yêu cầu của cơ quan cấp phép phân loại phim theo quy định;
c) Không bảo đảm an toàn bản phim, kịch bản và tài liệu kèm phim theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định;
d) Không cung cấp bản sao, in trích tư liệu cho chủ sở hữu phim và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Do đó, mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Điện ảnh 2022 thì cơ sở điện ảnh là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác do tổ chức, cá nhân thành lập, thực hiện hoạt động điện ảnh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, cơ sở điện ảnh không mở mã khóa phim để đối chiếu, kiểm tra khi có yêu cầu thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Việc phát triển nguồn nhân lực điện ảnh được quy định như thế nào?
Việc phát triển nguồn nhân lực điện ảnh được quy định tại Điều 6 Luật Điện ảnh 2022, cụ thể như sau:
- Nhà nước có chính sách:
+ Thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện phát triển tài năng điện ảnh, ưu tiên hỗ trợ tài năng trẻ;
+ Đãi ngộ thích hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực điện ảnh.
- Nhà nước ưu tiên đầu tư, xây dựng một số cơ sở đào tạo, ngành đào tạo về điện ảnh đạt tiêu chuẩn quốc tế;
+ Hỗ trợ các cơ sở đào tạo về văn hóa nghệ thuật đào tạo chuyên ngành hoặc liên kết đào tạo điện ảnh ở trong nước và nước ngoài.
- Nhà nước khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, chuyển giao công nghệ nhằm phát triển nguồn nhân lực điện ảnh phục vụ sản xuất, phát hành, phổ biến phim thông qua triển khai các chương trình, dự án của Nhà nước và hợp tác với nước ngoài;
+ Kết hợp đào tạo nguồn nhân lực điện ảnh với nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Điện ảnh 2022 thì điện ảnh là ngành nghệ thuật tổng hợp, áp dụng công nghệ nghe nhìn và các thủ pháp sáng tác để sản xuất phim.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?