Cơ sở để xác định mức giá thị trường của tài sản so sánh là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được xác định theo cách tiếp cận từ thị trường?
- Cơ sở để xác định mức giá thị trường của tài sản so sánh là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được xác định theo cách tiếp cận từ thị trường?
- Tiền sử dụng giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ gồm những số tiền nào?
- Nguồn kinh phí để thanh toán chi phí xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được lấy từ đâu?
Cơ sở để xác định mức giá thị trường của tài sản so sánh là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được xác định theo cách tiếp cận từ thị trường?
Theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục I Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 ban hành kèm theo Thông tư 06/2014/TT-BTC quy định về tài sản vô hình so sánh như sau:
Tài sản vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.
Tài sản vô hình được đề cập trong tiêu chuẩn này phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;
- Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.);
- Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;
- Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.
Theo Điều 9 Thông tư 10/2019/TT-BTC quy định như sau:
Các phương pháp xác định giá trị tài sản theo cách tiếp cận từ thị trường
1. Các phương pháp xác định giá trị tài sản theo cách tiếp cận từ thị trường được thực hiện theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản vô hình do Bộ Tài chính ban hành và theo hướng dẫn cụ thể tại Điều này.
2. Giá thị trường của tài sản so sánh có thể là các mức giá sau đây:
a) Tiền chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được lưu giữ tại cơ quan quản lý nhà nước hoặc được công bố trên thị trường;
b) Giá chào bán, chào mua trên thị trường;
c) Giá niêm yết trên sàn giao dịch;
d) Giá chào thầu, đấu giá;
đ) Giá góp vốn liên doanh, liên kết, thế chấp;
e) Giá mua thực tế trên thị trường;
g) Giá tài sản so sánh trong các hình thức giao dịch khác trên thị trường.
Theo đó, giá thị trường của tài sản vô hình so sánh là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được xác định theo cách tiếp cận từ thị trường có thể là các mức giá sau đây:
- Tiền chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được lưu giữ tại cơ quan quản lý nhà nước hoặc được công bố trên thị trường;
- Giá chào bán, chào mua trên thị trường;
- Giá niêm yết trên sàn giao dịch;
- Giá chào thầu, đấu giá;
- Giá góp vốn liên doanh, liên kết, thế chấp;
- Giá mua thực tế trên thị trường;
- Giá tài sản so sánh trong các hình thức giao dịch khác trên thị trường.
Tiền sử dụng giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ gồm những số tiền nào?
Tiền sử dụng giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ gồm những số tiền nào? (Hình từ Internet)
Theo tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục I Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 ban hành kèm theo Thông tư 06/2014/TT-BTC quy định về tài sản so sánh như sau:
3.2. Tiền sử dụng tài sản vô hình: là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân sử dụng tài sản vô hình phải trả cho chủ sở hữu tài sản vô hình để được quyền sử dụng tài sản đó (ví dụ như tiền sử dụng sáng chế, tiền trả cho nhượng quyền thương mại, tiền trả cho quyền khai thác khoáng sản...v.v).
Theo Điều 10 Thông tư 10/2019/TT-BTC quy định như sau:
Các phương pháp xác định giá trị tài sản theo cách tiếp cận từ thu nhập
1. Các phương pháp xác định giá trị tài sản theo cách tiếp cận từ thu nhập được thực hiện theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản vô hình do Bộ Tài chính ban hành và theo hướng dẫn cụ thể tại Điều này.
2. Phương pháp tiền sử dụng
a) Tiền sử dụng kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được xác định bằng số tiền sử dụng thực tế được ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng của tài sản so sánh;
b) Tiền sử dụng bao gồm: Tiền sử dụng trả trước, tiền sử dụng kỳ vụ (có thể xác định trên cơ sở suất tiền sử dụng theo doanh thu, lợi nhuận, đơn vị sản phẩm); thuế phát sinh từ hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối với bên nhận chuyển giao quyền sử dụng; chi phí quảng cáo, chào bán và các chi phí khác phát sinh đối với bên nhận chuyển giao quyền sử dụng.
3. Phương pháp lợi nhuận vượt trội
Lợi nhuận vượt trội được xác định trên cơ sở chênh lệch lợi nhuận giữa việc sử dụng và không sử dụng tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
4. Phương pháp thu nhập tăng thêm
Thu nhập tăng thêm được xác định trên cơ sở giá trị chênh lệch giữa tổng lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp và tổng lợi nhuận thu được do sử dụng các tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tài sản tài chính khác không phải là tài sản cần xác định giá.
Theo đó, căn cứ trên quy định tiền sử dụng kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được xác định bằng số tiền sử dụng thực tế được ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng của tài sản vô hình so sánh.
Tiền sử dụng giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ gồm những số tiền sau đây:
- Tiền sử dụng trả trước, tiền sử dụng kỳ vụ (có thể xác định trên cơ sở suất tiền sử dụng theo doanh thu, lợi nhuận, đơn vị sản phẩm);
- Thuế phát sinh từ hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối với bên nhận chuyển giao quyền sử dụng;
- Chi phí quảng cáo, chào bán và các chi phí khác phát sinh đối với bên nhận chuyển giao quyền sử dụng.
Nguồn kinh phí để thanh toán chi phí xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được lấy từ đâu?
Theo Điều 12 Thông tư 10/2019/TT-BTC quy định như sau:
Chi phí xác định giá trị tài sản; thanh toán chi phí xác định giá trị tài sản
1. Chi phí xác định giá trị tài sản bao gồm chi phí thuê thẩm định giá; chi phí thuê tổ chức dịch vụ có chức năng tư vấn về giá để xác định giá trị tài sản; chi văn phòng phẩm và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc xác định giá trị tài sản.
Mức chi cho các chi phí trên thực hiện theo các quy định tại Điều 33 Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.
2. Thanh toán chi phí xác định giá trị tài sản:
a) Đối với tài sản có quyết định giao quyền sở hữu: Nguồn kinh phí để chi trả cho chi phí xác định giá trị tài sản được sử dụng từ nguồn thu từ giao quyền sở hữu tài sản. Trường hợp việc xử lý tài sản không phát sinh nguồn thu hoặc số thu không đủ bù đắp chi phí thì phần chi phí còn thiếu được quyết toán và chi trả từ nguồn kinh phí của cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
b) Đối với tài sản có quyết định giao quyền sử dụng:
- Cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện việc chi trả chi phí xác định giá trị tài sản bằng nguồn ngân sách nhà nước dành cho sự nghiệp khoa học và công nghệ; đồng thời gửi hồ sơ yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụng tài sản thực hiện việc hoàn trả chi phí xác định giá trị tài sản;
- Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu hoàn trả chi phí xác định giá trị tài sản, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quyền có trách nhiệm hoàn trả chi phí xác định giá trị tài sản cho cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Theo đó, nguồn kinh phí để thanh toán chi phí xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được xác định như sau:
(1) Đối với tài sản có quyết định giao quyền sở hữu:
- Nguồn kinh phí để chi trả cho chi phí xác định giá trị tài sản được sử dụng từ nguồn thu từ giao quyền sở hữu tài sản.
- Trường hợp việc xử lý tài sản không phát sinh nguồn thu hoặc số thu không đủ bù đắp chi phí thì phần chi phí còn thiếu được quyết toán và chi trả từ nguồn kinh phí của cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
(2) Đối với tài sản có quyết định giao quyền sử dụng:
- Cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện việc chi trả chi phí xác định giá trị tài sản bằng nguồn ngân sách nhà nước dành cho sự nghiệp khoa học và công nghệ; đồng thời gửi hồ sơ yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng tài sản thực hiện việc hoàn trả chi phí xác định giá trị tài sản;
- Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu hoàn trả chi phí xác định giá trị tài sản, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quyền có trách nhiệm hoàn trả chi phí xác định giá trị tài sản cho cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?