Cơ sở đào tạo sơ cấp phải tổ chức đánh giá chương trình đào tạo mấy năm một lần theo quy định mới nhất hiện nay?
Cơ sở đào tạo sơ cấp phải tổ chức đánh giá chương trình đào tạo mấy năm một lần?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định về việc đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo trình độ sơ cấp như sau:
Lựa chọn chương trình đào tạo; đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo và công khai chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra
1. Lựa chọn chương trình đào tạo
Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp có thể lựa chọn chương trình đào tạo, nhưng phải tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 9 Thông tư này để phê duyệt áp dụng đối với cơ sở mình.
2. Đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo
a) Ít nhất 3 năm một lần, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp phải tổ chức đánh giá chương trình đào tạo về sự đáp ứng so với chuẩn đầu ra đã xác định và yêu cầu của người sử dụng lao động và những thay đổi của công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất đối với nghề đào tạo; những thay đổi trong quy định của nhà nước, của cơ sở đào tạo về chương trình đào tạo; sự thống nhất và gắn kết giữa nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, kiểm tra đánh giá, dự kiến tác động của việc thay đổi, cập nhật chương trình đào tạo.
b) Dự thảo những nội dung cần sửa đổi, cập nhật chương trình đào tạo và tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
c) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ban hành chương trình đào tạo cập nhật, bổ sung trên cơ sở đề xuất của Hội đồng thẩm định chương trình sau khi chương trình đào tạo được đánh giá theo quy định tại các Điểm a và b Khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp phải tổ chức đánh giá chương trình đào tạo ít nhất 03 năm một lần.
Cụ thể, sẽ thực hiện đánh giá chương trình đào tạo về những nội dung sau đây:
- Đánh giá về sự đáp ứng so với chuẩn đầu ra đã xác định và yêu cầu của người sử dụng lao động và những thay đổi của công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất đối với nghề đào tạo;
- Đánh giá về những thay đổi trong quy định của nhà nước, của cơ sở đào tạo về chương trình đào tạo;
- Đánh giá về sự thống nhất và gắn kết giữa nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, kiểm tra đánh giá, dự kiến tác động của việc thay đổi, cập nhật chương trình đào tạo.
Đánh giá chương trình đào tạo sơ cấp
Các bước thiết kế chương trình đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện như thế nào?
Theo điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH, việc thiết kế chương trình đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện theo quy định như sau:
(1) Xây dựng đề cương tổng hợp và đề cương chi tiết chương trình đào tạo trình độ sơ cấp;
(2) Nghiên cứu tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề hoặc phân tích nghề, phân tích công việc theo quy định về xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (nếu tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia chưa được ban hành) để xác định chuẩn đầu ra và khối lượng kiến thức, kỹ năng, nội dung để đưa vào chương trình đào tạo;
(3) Xác định độ quan trọng của các kiến thức, kỹ năng được lựa chọn trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp theo các mức độ: Bắt buộc phải học - Cần học - Nên học;
(4) Thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo; đối chiếu, so sánh với các chương trình đào tạo cùng nghề, cùng trình độ của cơ sở đào tạo khác ở trong và ngoài nước để tham khảo, lựa chọn thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo phù hợp;
(5) Xác định yêu cầu, nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học;
(6) Hội thảo, xin ý kiến chuyên gia về kết cấu chương trình đào tạo;
(7) Tổng hợp, hoàn chỉnh cấu trúc chương trình đào tạo.
Thời gian thực hành, thực tập của chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải chiếm ít nhất bao nhiêu thời gian thực học?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH đã quy định nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo có các nội dung sau đây:
Nội dung, cấu trúc của chương trình, giáo trình đào tạo
1. Nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo các nội dung sau:
a) Tên nghề đào tạo; mã nghề;
b) Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đầu vào;
c) Mô tả về khóa học và mục tiêu đào tạo;
d) Danh mục số lượng, thời lượng các mô - đun, tín chỉ;
đ) Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm;
e) Thời gian khóa học, bao gồm: tổng thời gian toàn khóa, thời gian thực học, thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập, thời gian ôn, kiểm tra hoặc thi kết thúc mô - đun, tín chỉ; trong đó thời gian thực hành, thực tập tối thiểu chiếm từ 70% thời gian thực học.
g) Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp;
h) Phương pháp và thang điểm đánh giá;
i) Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.
Theo đó, thời gian thực hành, thực tập của chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải chiếm tối thiểu từ 70% thời gian thực học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?