Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 2 thực hiện đăng kiểm tàu cá có chiều dài bao nhiêu mét? Có đội ngũ đăng kiểm viên như thế nào?
- Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 2 thực hiện đăng kiểm tàu cá có chiều dài bao nhiêu mét?
- Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 2 được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá khi đáp ứng được những gì?
- Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 2 có đội ngũ đăng kiểm viên như thế nào thì được xem là đáp ứng yêu cầu?
Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 2 thực hiện đăng kiểm tàu cá có chiều dài bao nhiêu mét?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 55 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phân loại cơ sở đăng kiểm tàu cá và quy định về đăng kiểm tàu công vụ thủy sản
1. Cơ sở đăng kiểm tàu cá được phân loại như sau:
a) Loại I: Đăng kiểm tất cả các loại tàu cá;
b) Loại II: Đăng kiểm tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét;
c) Loại III: Đăng kiểm tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét.
...
Theo quy định trên, cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 2 thực hiện đăng kiểm tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét.
Theo đó, tại khoản 20 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 giải thích tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 2 được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá khi đáp ứng được những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 68 Luật Thủy sản 2017 quy định về điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá như sau:
Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;
c) Có đội ngũ đăng kiểm viên đáp ứng yêu cầu;
d) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 2 được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá khi đáp ứng được những điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;
- Có đội ngũ đăng kiểm viên đáp ứng yêu cầu;
- Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp.
Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 2 thực hiện đăng kiểm tàu cá có chiều dài bao nhiêu mét? Có đội ngũ đăng kiểm viên như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 2 có đội ngũ đăng kiểm viên như thế nào thì được xem là đáp ứng yêu cầu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP như sau:
Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
1. Đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá loại I:
a) Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập (đối với trường hợp là cơ sở đăng kiểm sự nghiệp công lập) hoặc được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã; cơ sở đăng kiểm tàu cá phải độc lập về pháp lý, độc lập về tài chính với tổ chức, cá nhân kinh doanh tàu cá, đóng mới, cải hoán tàu cá, thiết kế tàu cá;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu: Có thiết bị nhập và lưu trữ dữ liệu; có thiết bị được kết nối mạng và truyền dữ liệu với các cơ quan liên quan về hoạt động đăng kiểm tàu cá của cơ sở; có dụng cụ, trang thiết bị phục vụ kiểm tra kỹ thuật theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Có hợp đồng lao động thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật với đăng kiểm viên trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật liên quan: vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, điện, khai thác thủy sản, nhiệt lạnh hoặc chế biến thủy sản; trong thời gian thực hiện hợp đồng với cơ sở đăng kiểm, đăng kiểm viên không hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác; trong đó, có ít nhất 01 đăng kiểm viên hạng I và 02 đăng kiểm viên hạng II;
d) Thiết lập và duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
2. Đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá loại II:
a) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều này;
b) Có hợp đồng lao động thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật với Đăng kiểm viên có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật liên quan: vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, điện, khai thác thủy sản, nhiệt lạnh hoặc chế biến thủy sản; trong thời gian thực hiện hợp đồng với cơ sở đăng kiểm, đăng kiểm viên không hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác; trong đó, có ít nhất 02 đăng kiểm viên hạng II.
...
Như vậy, theo quy định trên, để được xem là đáp ứng yêu cầu về đội ngũ đăng kiểm viên, cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 2 phải có hợp đồng lao động thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật với Đăng kiểm viên có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật liên quan như:
- Vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, điện, khai thác thủy sản, nhiệt lạnh hoặc chế biến thủy sản;
- Trong thời gian thực hiện hợp đồng với cơ sở đăng kiểm, đăng kiểm viên không hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác; trong đó, có ít nhất 02 đăng kiểm viên hạng II.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?