Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 1 là gì? Quyền và nghĩa vụ của cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 1 được quy định như thế nào?
Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 1 là gì?
Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 1 được quy định tại Điều 55 Nghị định 26/2019/NĐ-CP như sau:
Phân loại cơ sở đăng kiểm tàu cá và quy định về đăng kiểm tàu công vụ thủy sản
1. Cơ sở đăng kiểm tàu cá được phân loại như sau:
a) Loại I: Đăng kiểm tất cả các loại tàu cá;
b) Loại II: Đăng kiểm tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét;
c) Loại III: Đăng kiểm tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét.
2. Quy định về đăng kiểm tàu công vụ thủy sản:
a) Tổ chức quản lý tàu công vụ thủy sản được lựa chọn cơ sở đăng kiểm tàu cá hoặc các tổ chức đăng kiểm khác để thực hiện đăng kiểm tàu công vụ thủy sản;
b) Việc giám sát an toàn kỹ thuật, môi trường, chất lượng tàu công vụ thủy sản thực hiện theo quy định về đăng kiểm của tổ chức đăng kiểm đã lựa chọn.
Định nghĩa tàu cá được quy định tại khoản 20 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
Tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
....
Theo đó, cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 1 là cơ sở thực hiện đăng kiểm tất cả các loại tàu cá.
Lưu ý: Tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 1 là gì? Quyền và nghĩa vụ của cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 1 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 1 phải đáp ứng những điều kiện gì theo quy định pháp luật?
Điều kiện đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 1 được quy định tại Điều 56 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP như sau:
Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
1. Đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá loại I:
a) Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập (đối với trường hợp là cơ sở đăng kiểm sự nghiệp công lập) hoặc được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã; cơ sở đăng kiểm tàu cá phải độc lập về pháp lý, độc lập về tài chính với tổ chức, cá nhân kinh doanh tàu cá, đóng mới, cải hoán tàu cá, thiết kế tàu cá;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu: Có thiết bị nhập và lưu trữ dữ liệu; có thiết bị được kết nối mạng và truyền dữ liệu với các cơ quan liên quan về hoạt động đăng kiểm tàu cá của cơ sở; có dụng cụ, trang thiết bị phục vụ kiểm tra kỹ thuật theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Có hợp đồng lao động thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật với đăng kiểm viên trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật liên quan: vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, điện, khai thác thủy sản, nhiệt lạnh hoặc chế biến thủy sản; trong thời gian thực hiện hợp đồng với cơ sở đăng kiểm, đăng kiểm viên không hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác; trong đó, có ít nhất 01 đăng kiểm viên hạng I và 02 đăng kiểm viên hạng II;
d) Thiết lập và duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
...
Theo đó, cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 1 phải đảm bảo những điều kiện sau:
- Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc được thành lập theo quy định pháp luật;
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;
- Giao kết hợp đồng lao động và sử dụng người lao động có trình độ chuyên môn thuộc các chuyên ngành kỹ thuật liên quan theo quy định của pháp luật;
- Thiết lập và duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 1 được quy định như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở đăng kiểm tàu cá loại 1 được quy định tại Điều 70 Luật Thủy sản 2017 như sau:
Cơ sở đăng kiểm tàu cá có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện đăng kiểm tàu cá theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu chủ tàu cá hoặc cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá cung cấp hồ sơ thiết kế kỹ thuật, tạo điều kiện cần thiết tại hiện trường để đăng kiểm viên giám sát, kiểm tra kỹ thuật, bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Nhận chi phí đăng kiểm theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện giám sát kỹ thuật đối với tàu cá đóng mới, cải hoán theo quy định;
- Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đăng kiểm, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
- Chấp hành hướng dẫn và chịu sự thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về đăng kiểm tàu cá theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Đăng kiểm viên tàu cá có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Ký và sử dụng con dấu, ấn chỉ nghiệp vụ khi lập hồ sơ đăng kiểm cho tàu cá và trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá theo quy định;
- Từ chối thực hiện yêu cầu kiểm tra kỹ thuật khi chưa đủ điều kiện đăng kiểm theo quy định;
- Bảo lưu ý kiến khác với quyết định của người đứng đầu tổ chức đăng kiểm về kết luận đánh giá trạng thái kỹ thuật của tàu cá và trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá;
- Thực hiện đăng kiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng tàu;
- Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra an toàn kỹ thuật, phân cấp tàu cá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?