Cơ sở chế biến thủy sản cần lựa chọn địa điểm xây dựng cơ sở như thế nào để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm?
- Cơ sở chế biến thủy sản cần lựa chọn địa điểm xây dựng cơ sở như thế nào để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm?
- Cửa ra vào và cửa sổ tại nhà xưởng cơ sở chế biến thủy sản phải đáp ứng những yêu cầu nào?
- Cơ sở chế biến thủy sản có được sử dụng gỗ làm thiết bị hay dụng cụ trong cơ sở của mình không?
Cơ sở chế biến thủy sản cần lựa chọn địa điểm xây dựng cơ sở như thế nào để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm?
Căn cứ theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4378:2001 thì địa điểm xây dựng cơ sở chế biến thủy sản cần đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Cơ sở phải được xây dựng ở vị trí phù hợp, không bị ảnh hưởng của các yếu tố như: mùi hôi, khói bụi, các tác nhân gây nhiễm bẩn khác từ môi trường xung quanh và không bị ngập nước, đọng nước khi trời mưa, hoặc khi nước triều dâng cao.
- Cơ sở đang sản xuất bị ảnh hưởng của các yếu tố kể trên, phải có biện pháp khắc phục, không để chúng trở thành nguồn gây nhiễm bẩn sản phẩm.
- Địa điểm xây dựng cơ sở chế biến thủy sản phải hội đủ các yếu tố:
+ Có nguồn nước đảm bảo cho các hoạt động của cơ sở chế biến thực phẩm.
+ Có nguồn điện ổn định, không bị gián đoạn, đảm bảo cho các hoạt động chế biến và bảo quản sản phẩm.
+ Thuận tiện về giao thông vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.
Yêu cầu đối với cơ sở chế biến thủy sản (Hình từ internet)
Cửa ra vào và cửa sổ tại nhà xưởng cơ sở chế biến thủy sản phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Theo tiểu mục 5.3.7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4378:2001 quy định về yêu cầu đối với cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông gió của cơ sở chế biến thủy sản như sau:
Cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông gió
5.3.7.1. Cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông gió ở những nơi sản phẩm sạch đang được chế biến, hoặc bao gói, không được bố trí mở thông ra môi trường xung quanh.
5.3.7.2. Có lưới chắn côn trùng ở cửa sổ và lỗ thông gió mở thông ra ngoài. Lưới chắn dễ tháo lắp.
5.3.7.3. Gờ dưới cửa sổ phải nghiêng với tường phía trong phòng chế biến một góc không nhỏ hơn 45 độ và cách sàn ít nhất 1,0 m.
5.3.7.4. Cửa và ô cửa phải có bề mặt nhẵn, không thấm nước và đóng kín được. Nếu cửa làm bằng khung kính, khe hở giữa kính với khung phải được bịt kín bằng silicon, hoặc gioăng cao su.
5.3.7.5. Cửa ra vào, ô cửa mở ra ngoài, hoặc các cửa ở những nơi có tường ngăn phải có:
a) Màn chắn làm bằng nhựa trong, màu sẫm, dễ làm vệ sinh, hoặc
b) Màn thông khí, hoặc
c) Cửa tự động.
5.3.7.6. Cửa ra vào của các phòng chế biến không được mở thông trực tiếp với buồng máy, buồng vệ sinh, khu vực tập trung hoặc chứa chất thải.
5.3.7.7. Thiết bị, băng chuyền, máng hoặc các dụng cụ chuyển tải, nếu lắp đặt xuyên qua tường nhà xưởng ra ngoài, thì nơi tiếp giáp tường và thiết bị phải kín.
Cơ sở chế biến thủy sản có được sử dụng gỗ làm thiết bị hay dụng cụ trong cơ sở của mình không?
Căn cứ theo tiểu mục 5.4.1 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4378:2001 quy định về những yêu cầu chung đối với cơ sở chế biến thủy sản như sau:
Thiết bị và dụng cụ
5.4.1. Yêu cầu chung
5.4.1.1. Thiết bị và dụng cụ tiếp xúc trực tiếp, hoặc gián tiếp với sản phẩm phải:
a) Làm bằng vật liệu không tạo ra mùi, vị và các chất độc ảnh hưởng đến chất lượng và vệ sinh an toàn cho sản phẩm.
b) Không ngấm nước, không gỉ sét, không bị ăn mòn: có thể rửa và khử trùng nhiều lần mà không bị hư hại.
c) Nhẵn và dễ làm vệ sinh.
5.4.1.2. Không được sử dụng gỗ và các vật liệu khó làm vệ sinh khác. Việc sử dụng gỗ phải theo quy định tại điều 5.4.4 của tiêu chuẩn này.
5.4.1.3. Thiết bị phải được bố trí, lắp đặt để dễ kiểm tra, dễ làm vệ sinh và khử trùng toàn bộ bằng cách:
a) Chừa khoảng trống giữa thiết bị và tường, giữa thiết bị này với thiết bị khác đủ để làm vệ sinh.
b) Nếu thiết bị đặt trực tiếp trên sàn, phải được gắn chặt xuống sàn; hoặc nếu đặt trên bệ, giữa bệ và nền phải có gờ cong; hoặc đặt trên chân đế, phải cách mặt sàn ít nhất 0,3m.
5.4.1.4. Thiết bị ở phía trên khu vực sản xuất, phải được lắp đặt để không trực tiếp, hoặc gián tiếp gây nhiễm bẩn cho nguyên liệu và sản phẩm, không cản trở việc làm vệ sinh.
Theo đó, cơ sở chế biến thủy sản không được sử dụng gỗ và các vật liệu khó làm vệ sinh khác. Nếu sử dụng gỗ thì cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Không được sử dụng gỗ làm bề mặt tiếp xúc với thực phẩm trong khu chế biến, trong tủ đông, kho lạnh, kho mát, kho bảo quản nước đá.
- Nếu sử dụng gỗ làm cửa, khung cửa, cửa sổ, chổi, bàn chải và các dụng cụ khác trong khu chế biến, gỗ phải được phủ kín bằng lớp phủ bền và không độc như: sơn dầu, sơn epoxy, hoặc poly - uretan.
- Chỉ được phép sử dụng các kệ gỗ, thanh gỗ sạch và chắc chắn để kê đỡ dụng cụ chứa nguyên liệu, hoặc thành phẩm đã được gói kín ở tất cả các khu vực, trong các côngtenơ và phương tiện vận chuyển.
Trên đây là một số điều kiện cơ bản để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở chế biến thủy sản làm thực phẩm. Lưu ý: Những điều kiện này không áp dụng cho các cơ sở chế biến mắm và nước mắm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?