Cơ sở bảo trợ xã hội bắt buộc người được bảo trợ xã hội lao động nặng nhọc bị phạt bao nhiêu tiền?
Cơ sở bảo trợ xã hội bắt buộc người được bảo trợ xã hội lao động nặng nhọc bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 7 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng được bảo trợ xã hội như sau:
Vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội để trục lợi;
b) Bắt buộc đối tượng bảo trợ xã hội lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1, điểm a, b khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho đối tượng bảo trợ xã hội bị ảnh hưởng sức khỏe do hành vi vi phạm tại điểm a, b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
Như vậy, mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân nêu tổ chức vi phạm hành vi nêu trên thì bị phạt gấp 2 lần cá nhân. Nếu cơ sở bảo trợ xã hội có hành vi bắt buộc người được bảo trợ xã hội lao động nặng nhọc (mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự) thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Và có thể bị phạt bổ sung là đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với cơ sở trợ giúp xã hội.
Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp và buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho đối tượng bảo trợ xã hội bị ảnh hưởng sức khỏe.
Cơ sở bảo trợ xã hội bắt buộc người được bảo trợ xã hội lao động nặng nhọc bị phạt bao nhiêu tiền? (hình từ internet)
Đối tượng bảo trợ xã hội có được cấp thẻ bảo hiểm y tế không?
Theo Điều 9 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về cấp thẻ bảo hiểm y tế như sau:
Cấp thẻ bảo hiểm y tế
1. Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
2. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc diện được cấp nhiều loại thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế có quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất.
Như vậy, đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Có bao nhiêu ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hiện nay?
Theo Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH như sau:
Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Như vậy, có 1890 ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được chia thành 31 lĩnh vực.
Các ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được chia thành các lĩnh vực sau như sau: Khai thác khoáng sản, Cơ khí, luyện kim, Hóa chất, Vận tải, Xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi, Điện, Thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, Sản xuất xi măng, Sành sứ, thủy tinh, nhựa tạp phẩm, giấy, gỗ, Da giày, dệt may, Nông nghiệp và lâm nghiệp, Thương mại, Phát thanh, truyền hình, Dự trữ quốc gia, Y tế và dược, Thủy lợi, Cơ yếu, Địa chất, Xây dựng (xây lắp), Vệ sinh môi trường, Sản xuất gạch, gốm, sứ, đá, cát, sỏi, kính xây dựng, vật liệu xây dựng, Sản xuất thuốc lá, Địa chính, Khí tượng thủy văn, Khoa học công nghệ, Hàng không, Sản xuất, chế biến muối ăn, Thể dục - thể thao, văn hóa thông tin, Thương binh và xã hội, Bánh kẹo, bia, rượu, nước giải khát, Du lịch, Ngân hàng, Sản xuất giấy, Thủy sản, Dầu khí,...
Bên cạnh đó Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH bổ sung thêm một số ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được chia thành các lĩnh vực sau như sau:
- Xây dựng: bổ sung 43 ngành nghề;
- Vận tải: bổ sung thêm 4 ngành nghề;
- Thương binh xã hội: bổ sung thêm 5 ngành nghề.
TẢI VỀ Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (đã bổ sung)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?