Có quyền đưa trẻ em được nhận làm con nuôi ở nước ngoài trở lại Việt Nam trong trường hợp trẻ không được bảo vệ an toàn?
- Trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi cần được bảo vệ khi nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận thông tin về trẻ em được người nước ngoài nhận nuôi không được bảo vệ an toàn?
- Có quyền đưa trẻ em được nhận làm con nuôi ở nước ngoài trở lại Việt Nam trong trường hợp trẻ không được bảo vệ an toàn?
Trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi cần được bảo vệ khi nào?
Theo 11 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH quy định như sau:
Trường hợp cần bảo vệ trẻ em
Trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp trẻ em bị xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
Theo đó, trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp trẻ em bị xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
Có được đưa trẻ em đã được người nước ngoài nhận nuôi trở lại Việt Nam trong trường hợp trẻ không được bảo vệ an toàn? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận thông tin về trẻ em được người nước ngoài nhận nuôi không được bảo vệ an toàn?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH quy định như sau:
Tiếp nhận và xác minh thông tin, phản ánh tình trạng trẻ em cần được bảo vệ
1. Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, phản ánh và thông báo cho nhau về việc trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp cần thiết được quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch này.
2. Ngay sau khi nhận được thông tin, phản ánh, Bộ Tư pháp liên hệ với Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại đề nghị cung cấp thông tin xác thực về tình trạng cụ thể của trẻ em.
...
Theo đó, Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, phản ánh và thông báo cho nhau về việc trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp cần thiết được quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH.
Có quyền đưa trẻ em được nhận làm con nuôi ở nước ngoài trở lại Việt Nam trong trường hợp trẻ không được bảo vệ an toàn?
Theo Điều 14 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH quy định như sau:
Giải quyết trường hợp trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài phải quay trở lại Việt Nam
1. Trường hợp mọi biện pháp chăm sóc thay thế cho trẻ em tại nước nhận đều không đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em, việc đưa trẻ em trở lại Việt Nam là biện pháp cuối cùng đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất của trẻ em, Bộ Tư pháp trao đổi và thống nhất với Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận về việc đưa trẻ em quay trở lại Việt Nam.
2. Khi thực hiện biện pháp đưa trẻ em quay trở lại Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tư pháp phối hợp với Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận giải quyết các vấn đề pháp lý đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước nhận là thành viên.
3. Bộ Công an tạo mọi điều kiện cần thiết cho trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài phải quay trở lại Việt Nam được đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận lại trẻ em và tạo điều kiện để trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài phải quay trở lại Việt Nam được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Theo đó, trường hợp mọi biện pháp chăm sóc thay thế cho trẻ em ở nước ngoài đều không đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em thì việc đưa trẻ em trở lại Việt Nam là biện pháp cuối cùng đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất của trẻ em, Bộ Tư pháp trao đổi và thống nhất với Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận về việc đưa trẻ em quay trở lại Việt Nam.
Để thực hiện việc đưa trẻ trở lại Việt Nam, Bộ Tư pháp phải phối hợp với Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận giải quyết các vấn đề pháp lý đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước nhận là thành viên.
Ngoài sự phối hợp của Bộ Tư pháp và Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận trẻ, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công an trong việc đăng ký thường trú khi trẻ trở lại Việt Nam và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong việc tạo điều kiện để trẻ được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?