Cơ quan trực thuộc cơ quan thuế khi phòng chống tham nhũng không được thực hiện những hành vi nào?
- Cơ quan trực thuộc cơ quan thuế khi phòng chống tham nhũng không được thực hiện những hành vi nào?
- Hành vi không thực hiện nhiệm vụ vì vụ lợi có được xem là hành vi tham nhũng trong cơ quan thuế không?
- Lãnh đạo cơ quan thuế có trách nhiệm trong công tác phòng chống tham nhũng ngành thuế như thế nào?
Cơ quan trực thuộc cơ quan thuế khi phòng chống tham nhũng không được thực hiện những hành vi nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế phòng, chống tham nhũng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 742/QĐ-TCT năm 2020, có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Các hành vi quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
2. Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
3. Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.
4. Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan trực thuộc cơ quan thuế khi phòng chống tham nhũng không được thực hiện những hành vi sau:
- Các hành vi quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
- Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
- Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.
- Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định
Cơ quan trực thuộc cơ quan thuế khi phòng chống tham nhũng không được thực hiện những hành vi nào? (Hình từ Internet)
Hành vi không thực hiện nhiệm vụ vì vụ lợi có được xem là hành vi tham nhũng trong cơ quan thuế không?
Căn cứ tại khoản 11 Điều 5 Quy chế phòng, chống tham nhũng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 742/QĐ-TCT năm 2020, có quy định về các hành vi tham nhũng như sau:
Các hành vi tham nhũng
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các hành vi tham nhũng bao gồm:
1. Tham ô tài sản.
2. Nhận hối lộ.
3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:
- Sử dụng tài sản của Nhà nước vào việc riêng.
- Cho thuê tài sản của Nhà nước, cho mượn tài sản của Nhà nước.
- Sử dụng tài sản của Nhà nước vượt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
11. Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Căn cứ các hành vi tham nhũng qui định tại Điều này và tình huống thực tế của từng vụ việc tham nhũng cụ thể, cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm xem xét, áp dụng cho phù hợp để việc xác định hành vi và xử lý các hành vi tham nhũng được đảm bảo theo đúng qui định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì hành vi không thực hiện nhiệm vụ vì vụ lợi được xem là hành vi tham nhũng trong cơ quan thuế.
Lãnh đạo cơ quan thuế có trách nhiệm trong công tác phòng chống tham nhũng ngành thuế như thế nào?
Căn cứ tại Điều 18 Quy chế phòng, chống tham nhũng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 742/QĐ-TCT năm 2020, có quy định về trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan thuế và các đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan thuế như sau:
Trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan thuế và các đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan thuế
Lãnh đạo cơ quan thuế và các đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan thuế các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Chỉ đạo việc thực hiện các quy định tại Điều 17, Chương III của Quy chế này.
2. Gương mẫu, liêm khiết; định kỳ kiểm điểm việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng.
3. Chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Như vậy, theo quy định trên thì Lãnh đạo cơ quan thuế có trách nhiệm trong công tác phòng chống tham nhũng ngành thuế như sau:
- Chỉ đạo việc thực hiện các quy định tại Điều 17 Quy chế này.
- Gương mẫu, liêm khiết; định kỳ kiểm điểm việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng.
- Chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?