Cơ quan Trang tin điện tử của Chính phủ trên Internet có được cử phóng viên tham dự và đưa tin tại các cuộc họp của Chính phủ không?
- Cơ quan Trang tin điện tử của Chính phủ trên Internet được tổ chức và hoạt động theo loại hình nào?
- Tổng Biên tập Cơ quan Trang tin điện tử của Chính phủ trên Internet do ai có thẩm quyền bổ nhiệm?
- Cơ quan Trang tin điện tử của Chính phủ trên Internet có được cử phóng viên tham dự và đưa tin tại các cuộc họp của Chính phủ không?
Cơ quan Trang tin điện tử của Chính phủ trên Internet được tổ chức và hoạt động theo loại hình nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cơ quan Trang tin điện tử của Chính phủ trên Internet ban hành kèm theo Quyết định 05/2006/QĐ-VPCP quy định vị trí của Cơ quan Website Chính phủ như sau:
Vị trí của Cơ quan Website Chính phủ
1. Cơ quan Trang tin điện tử của Chính phủ trên Internet (sau đây gọi tắt là Cơ quan Website Chính phủ) là đơn vị sự nghiệp có thu; được tổ chức và hoạt động theo loại hình cơ quan Báo điện tử; cấp độ tự chủ của cơ quan Website Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm) quyết định, trên cơ sở năng lực thực tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan Website Chính phủ là đơn vị dự toán ngân sách cấp II thuộc Văn phòng Chính phủ; có tư cách pháp nhân; có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật; được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động.
Như vậy, theo quy định, cơ quan Trang tin điện tử của Chính phủ trên Internet là đơn vị sự nghiệp có thu, được tổ chức và hoạt động theo loại hình cơ quan Báo điện tử.
Cơ quan Trang tin điện tử của Chính phủ trên Internet được tổ chức và hoạt động theo loại hình nào? (Hình từ Internet)
Tổng Biên tập Cơ quan Trang tin điện tử của Chính phủ trên Internet do ai có thẩm quyền bổ nhiệm?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cơ quan Trang tin điện tử của Chính phủ trên Internet ban hành kèm theo Quyết định 05/2006/QĐ-VPCP quy định cơ cấu tổ chức của Cơ quan Trang tin điện tử của Chính phủ trên Internet như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Cơ quan Website Chính phủ có Ban Biên tập và các Phòng nghiệp vụ theo quy định tại Quyết định số 250/2005/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Trang tin điện tử của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên Internet.
2. Ban Biên tập có Tổng Biên tập, 03 Phó Tổng Biên tập.
Tổng Biên tập Website Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm, trước pháp luật về toàn bộ mọi hoạt động của Cơ quan Website Chính phủ.
3. Các Phó Tổng Biên tập Website Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng Biên tập Website Chính phủ và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Văn phòng Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công, phụ trách.
...
Như vậy, theo quy định, Tổng Biên tập Cơ quan Trang tin điện tử của Chính phủ trên Internet do Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Cơ quan Trang tin điện tử của Chính phủ trên Internet có được cử phóng viên tham dự và đưa tin tại các cuộc họp của Chính phủ không?
Căn cứ khoản 8 Điều 2 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cơ quan Trang tin điện tử của Chính phủ trên Internet ban hành kèm theo Quyết định 05/2006/QĐ-VPCP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Website Chính phủ như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Website Chính phủ
...
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin điện tử phục vụ cho hoạt động của Website Chính phủ.
5. Quản lý và tổ chức cập nhật nội dung của Website Chính phủ lên mạng Internet bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
6. Là đầu mối tiếp nhận các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo điều hành của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ.
7. Tiếp nhận và yêu cầu cung cấp thông tin từ các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức và các Tổng công ty nhà nước để thông tin trên mạng của Website Chính phủ.
8. Được cử cán bộ, phóng viên tham dự và đưa tin tại các cuộc họp, làm việc của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (đối với các cuộc họp có tính chất mật, chỉ được tham gia khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định); được cử người tham gia vào đoàn công tác trong và ngoài nước của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ.
9. Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Website Chính phủ.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các hoạt động của Website Chính phủ.
11. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ và kỹ thuật thông tin báo chí điện tử đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Cơ quan Website Chính phủ.
...
Như vậy, theo quy định thì Cơ quan Trang tin điện tử của Chính phủ trên Internet được quyền cử phóng viên tham dự và đưa tin tại các cuộc họp của Chính phủ.
Lưu ý: Đối với các cuộc họp có tính chất mật thì phóng viên chỉ được tham gia khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?